- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những cung điện bị khóa kín mít trong Tử Cấm Thành: Du khách nói là LÃNH CUNG, Phổ Nghi tiết lộ bí mật
"Lãnh cung", hiểu trên mặt chữ, là cung điện lạnh lẽo, không phải lạnh vì thời tiết, mà là sự lạnh lẽo của lòng người, ít hơi ấm con người, bị ghẻ lạnh và xa lánh.
Từng là hoàng cung nguy nga, cũng là nơi ở của các Hoàng đế triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Tử Cấm Thành giờ đây được gọi bằng cái tên Cố cung, mở cửa cho du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử.
Cố cung hiện lưu trữ số lượng lớn các di tích, cổ vật văn hóa, nhờ đó mọi người có thể nhìn lại một phần quá khứ đã qua, hiểu thêm về những sự kiện đã xảy ra trong cung cấm của triều đại trước.
Thế nhưng ngay cả khi trở thành địa điểm phục vụ du lịch, Cố cung cũng không mở cửa hoàn toàn cho khách tham quan. Một số cung điện bị khóa cửa kín mít quanh năm, trông rất bí ẩn, gây tò mò cho những ai đi ngang qua.
Xem phim "cung đấu" lấy chất liệu thời nhà Thanh, nhiều người rất quen thuộc với "lãnh cung", nơi phi tần bị nhốt vào sau khi bị thất sủng, Hoàng đế hạ lệnh trừng phạt. Thế nhưng khi đến Cố cung tham quan, du khách không thể tìm thấy lãnh cung, hỏi nhân viên cũng không thể nhận được câu trả lời rõ ràng.
Sự thật về lãnh cung
Nếu tìm hiểu kỹ càng lịch sử triều đại Minh-Thanh ở Trung Quốc, đặc biệt là nhà Thanh, bạn sẽ phát hiện một điều, lãnh cung không phải là một tẩm cung cố định, mà tùy thuộc vào phán xét của Hoàng đế khi quyết định "nhốt phi tần vào lãnh cung".
"Lãnh cung", hiểu trên mặt chữ, là cung điện lạnh lẽo, không phải lạnh vì thời tiết, mà là sự lạnh lẽo của lòng người, ít hơi ấm con người, bị ghẻ lạnh và xa lánh.
Khi ra phán quyết với một phi tần phạm tội nào đó, Hoàng đế sẽ quyết định họ bị nhốt trong cung nào thì nơi đó trở thành lãnh cung. Có khi lãnh cung cũng chính là cung điện mà phi tần đó đang ở, có khi lại là cung điện bỏ hoang, ít người lui tới trong Tử Cấm Thành.
Đây chính là lý do chính mà du khách vào Cố cung không thể tìm thấy lãnh cung. Bởi lẽ ngay cả ghi chép lịch sử cũng ít thể hiện thông tin về một lãnh cung cố định.
Bí mật lãnh cung qua lời kể của Phổ Nghi
Du khách vào Cố cung có thể bắt gặp một vài cung điện bị khóa cửa, quanh năm không ai ra vào, đổ nát cũ kỹ, không khí ảm đạm, thậm chí còn khiến nhiều người cảm thấy rùng mình. Theo nhiều thông tin, những cung điện bỏ hoang này cũng có thể là lãnh cung thời xưa.
Trong cuốn "Nửa đời trước của tôi" được Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, viết trong những năm cuối đời có thể hiện nhiều thông tin về lãnh cung. Từ đó chúng ta cũng có thể hiểu vì sao những cung điện kia lại bị khóa kín như vậy.
Phổ Nghi viết rằng, lãnh cung là nơi cực kỳ không cát tường đối với Hoàng đế phong kiến, đặc biệt là lãnh cung từng phát sinh ra chuyện phi tần bị phế truất sau đó tự vẫn. Do đó, lãnh cung này gần như trở thành một sự tồn tại mờ nhạt bên trong Tử Cấm Thành, triều đình không thèm quan tâm đến việc tu sửa trang hoàng. Cứ như thế, năm này qua tháng nọ, lãnh cung hoang tàn, tiêu điều lúc nào không hay.
Về sau, quốc khố nhà Thanh gần như khánh kiệt, còn không đủ chi phí để duy trì các cung điện quan trọng, chứ đừng nói đến việc tu sửa lại những cung điện đã bị bỏ rơi kia.
Đến thời nay, khi Tử Cấm Thành trở thành địa điểm du lịch, thì số tiền bỏ ra cho việc tu sửa cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, lãnh cung vốn là nơi "tự sinh tự diệt" của những phi tần bị đày vào, vô cùng đơn giản, thô sơ, ít có giá trị lịch sử, nếu có sửa lại thì cũng không nên mở cửa cho khách tham quan vì "điềm xui xẻo, không may mắn" theo quan niệm của người Trung Quốc.
Do đó, khóa cửa và đặt biển thông báo không phục vụ tham quan trước những cung điện hoang tàn này là biện pháp tối ưu nhất.
Theo Phụ nữ số
-
Thế giới13 giờ trướcBa kho báu gồm hàng ngàn đồng xu cổ và hàng chục hiện vật độc đáo khác, có giá trị vô cùng lớn không chỉ vì niên đại mà còn ở những thông tin mà chúng ẩn chứa.
-
Thế giới18 giờ trướcMột người đàn ông 33 tuổi ở Mỹ bị kết án 25 năm tù đến tù chung thân liên quan tới vụ giết bạn gái.
-
Thế giới1 ngày trướcDư luận Trung Quốc phẫn nộ khi biết rằng người đàn ông này không chỉ cắn cháu nội vì tội rửa bát chậm mà còn từng bạo hành đứa trẻ trong thời gian dài.
-
Thế giới1 ngày trướcSau 24 năm bị bắt cóc, chiều 1/12 vừa qua, chàng trai trẻ Giải Thanh Soái đã đoàn tụ với bố, ông Giải Khắc Phong, 52 tuổi.
-
Thế giới1 ngày trướcKhông có chìa khóa, người phụ nữ U70 liều lĩnh trèo cửa sổ để vào nhà và bị mắc kẹt, treo mình lơ lửng ở tầng 14 chung cư suốt 2 tiếng đồng hồ.
-
Thế giới1 ngày trướcNữ thân vương Leonor của Tây Ban Nha đã đoàn tụ với cha mẹ vào thứ tư vừa qua trong lễ khai mạc long trọng của Khóa 15 Quốc hội Tây Ban Nha.
-
Thế giới1 ngày trướcKhi có chuyến công du đến Dubai để phát biểu tại Hội nghị về biến đổi khí hậu COP28, Vua Charles giữ thái độ lạc quan, không quan tâm đến ồn ào gần đây của Hoàng gia Anh.
-
Thế giới1 ngày trướcCuộc kiểm tra DNA hai thi hài được cho là của người ngoài hành tinh đã cho thấy kết quả đáng chú ý.
-
Thế giới2 ngày trướcHi hữu: Người phụ nữ bị chồng kiện vì làm lộ chuyện “bỗng dưng trúng số”
-
Thế giới2 ngày trướcTòa án Anh mới đây tuyên 7 năm tù giam với Caolan Gormley, 26 tuổi, vì liên quan đến vụ 39 người Việt thiệt mạng trong container vào năm 2019, The Mirror đưa tin ngày 30-11.