- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những hình ảnh đáng sợ về cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên
Loạt ảnh của Fragile Planet về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho thấy những hậu quả đáng sợ mà loài người phải đối mặt trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
- Xót xa cảnh bé trai nỗ lực bơi trong dòng nước lũ lấy hàng cứu trợ, pha nhảy quyết đoán của chiến sĩ bộ đội gây chú ý
- Những chuyến xe, chuyến đò mang hy vọng trong mùa lũ và lời nói từ trái tim: "Cảm ơn vì đã không bỏ quên chúng tôi"
- 12 ngày không điện, không nước và không cơm của xóm nghèo bị cô lập hoàn toàn trong lũ
Camogli là một trong những thị trấn đẹp nhất ở Liguria, Italy. Đây là hình ảnh Camogli trước cơn bão lớn với những con sóng to đập vào tường
Trung bình mỗi năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão lớn nhỏ. Vào tháng 9/2009, cơn bão Ketsana mang theo sức gió 144km/h và lượng mưa rất lớn đổ xuống nhiều thành phố của đất nước này. Chỉ trong sáu giờ, nước lũ ở một số khu vực của thành phố Manila và Marikina đã lên đến tầng hai của các ngôi nhà, buộc người dân phải trèo lên các mái nhà. Cơn bão khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Vào tháng 10/ 2019, Nhật Bản đã phải hứng chịu một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này trong nhiều thập kỷ - bão Hagibis. Gió giật đạt tới 225km/h khiến nhiều con sông vỡ bờ, gây ngập lụt nhiều tỉnh thành. Có khoảng nửa triệu ngôi nhà bị cắt điện.
Vào ngày 22/5/2011, một cơn lốc xoáy với tốc độ gió vượt quá 320km/h thảm khốc quét qua Joplin ở Missouri, phá hủy hầu hết mọi thứ trên đường đi của nó. Nó đã gây ra cái chết của 158 người và hơn 1.000 người bị thương. Cơn lốc xoáy được coi là gây chết người nhiều nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu ghi chép thiệt hại của các cơn bão vào năm 1950.
Hiện tượng “vòi rồng nước” cũng là nỗi khiếp sợ cho bất cứ ai. Người ta nhìn thấy cột nước này ở biển Địa Trung Hải, ngay ngoài khơi Côte d’Azur ở Pháp. Vòi rồng nước là hiện tượng lốc xoáy di chuyển trên mặt nước được hình thành khi một luồng khí trên cao xoáy xuống chạm tới mặt nước. Vòi rồng nước có thể cuốn nhiều loài động vật dưới nước lên cao, bẻ cong các con tàu khi nó đi qua. Nếu điều này diễn ra trên đất liền, nó sẽ trở thành cơn lốc xoáy gây thiệt hại rất lớn.
Khi gió xuân thổi vào từ sa mạc Gobi, chúng thường mang theo một lượng lớn bụi cát theo hướng đông về phía Bắc Kinh và đến bán đảo Triều Tiên, thậm chí đến tận Nhật Bản.
Vào đỉnh điểm của trận bão bụi này, nồng độ hạt trong không khí đạt 15.400mg/m3. Người ta ước tính rằng khoảng 16 triệu tấn bụi đã được bốc lên từ các sa mạc của Australia.
Vào tháng 3/2018, thời tiết lạnh sâu - “Quái thú từ phương Đông” kết hợp với bão Emma gây ra sự gián đoạn diện rộng trên toàn bộ quần đảo Anh. Ở Dublin, Ireland, đài phun nước Chariot of Life trên phố Abbey bị bao phủ bởi băng và tuyết.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy dãy núi Aru (Tây Tạng) trước và sau khi sông băng sụp đổ gây nên trận lở tuyết lớn, tàn phá mọi thứ trên diện tích 10 km2. Có 9 người dân cùng hàng trăm con cừu và bò đã bị trận tuyết lở này vùi lấp.
Sông băng Briksdalsbreen là phân nhánh của sông băng Jostedalsbreen trong công viên quốc gia Jostedalsbreen ở Na Uy. Đoạn cuối của Briksdalsbreen nằm trong một hồ băng cao khoảng 346 mét so với mực nước biển. Nhiều sông băng của Na Uy dễ bị tổn thương do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.
Ở Chile và Argentina, hầu hết các sông băng đã rút đi trong những năm qua và một số đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Sông băng HPS-12 đã trải qua thời kỳ thảm khốc. Năm 1985, nó dài khoảng 26km nhưng vào năm 2017 chỉ còn 13km. Điều đó có nghĩa là trong 33 năm, sông băng bị mất khoảng một nửa khối lượng và tách ra khỏi ba sông băng khác.
Skaftafellsjökull nằm trong công viên quốc gia Skaftafell của Iceland, là một lưỡi sông băng nhô ra từ chỏm băng Vatnajökull, chỏm băng hiện chiếm khoảng 8% diện tích bề mặt của Iceland. Trong vài thập kỷ qua, Skaftafellsjökull đã nhanh chóng tan ra do tình trạng nóng lên toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2019, sông băng rút đi khoảng 850 mét và với tốc độ này, nó có thể bị thu hẹp 50-100 mét mỗi năm.
Permafrost - mặt đất bị đóng băng tối thiểu hai năm được tìm thấy ở nhiều khu vực bắc bán cầu cả Alaska. Trong hình ảnh này, lớp băng vĩnh cửu trước đây đã tan và sắp rơi xuống biển.
Một ngôi nhà trượt xuống dốc băng vĩnh cửu ở Spitsbergen, Na Uy.
Hiện nay, phần lớn đất nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Vào cuối những năm 1980, các nhà chức trách Hà Lan quyết định rằng nếu họ không hành động, Hà Lan có thể phải đối mặt với lũ lụt trên diện rộng và cuối cùng nhiều khu vực sẽ biến mất dưới nước. Vào năm 1997, việc lắp đặt hàng rào chắn triều cường Maeslant được hoàn thành để chống lại lũ lụt.
Theo VTC
-
Thế giới33 phút trướcHàng loạt Bộ trưởng trong nội các Hàn Quốc bày tỏ ý định từ chức với Thủ tướng Han Duck-soo sau lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
-
Thế giới34 phút trướcBị rơi xuống giếng hoang trong rừng, chàng trai kêu cứu 3 ngày 3 đêm nhưng dân làng không cứu, cũng không dám đến xem vì tưởng là tiếng của ma quỷ.
-
Thế giới1 giờ trướcMột chiếc xe buýt đang chạy trên đường thì bất ngờ lao xuống vực khiến ba hành khách tử vong.
-
Thế giới1 giờ trướcTrong khi nhiều người hoài nghi về độ bền của cuộc hôn nhân này, cặp đôi hiện vẫn sống hạnh phúc bên nhau.
-
Thế giới13 giờ trướcHãng thông tấn Yonhap đưa tin 6 đảng đối lập của Hàn Quốc đệ trình dự luật kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.
-
Thế giới13 giờ trướcTheo cảnh sát, nạn nhân Zacheria Mathew đang đi xe máy thì bị một chiếc ô tô Audi chạy ẩu đâm phải ở khu vực Bijlinagar.
-
Thế giới16 giờ trướcNgười Việt đang học tập và làm việc ở Hàn Quốc cảm thấy lo lắng với những biến động kinh tế khi chứng kiến sự kiện thiết quân luật vừa diễn ra ở nước này.
-
Thế giới17 giờ trướcBức tượng Phật cao 12m đang được xây dựng trong tu viện Kaeng Kansung ở quận Chanuman, Amnat Charoen, bất ngờ đổ sập khiến 1 nhà sư thiệt mạng và 5 người khác bị thương.
-
Thế giới18 giờ trướcCục pin phát nổ trong miệng một cậu bé 2 tuổi ở Trung Quốc, đứa trẻ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng rất đáng sợ.
-
Thế giới18 giờ trướcNgày 4/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật chỉ vài giờ sau khi ban hành.
-
Thế giới18 giờ trướcLái ôtô đến khu chợ đêm và sau vài giờ ăn xin, người đàn ông đã có thể bỏ túi khoảng 500 MYR (Ringgit Malaysia), tức khoảng 2,8 triệu đồng.
-
Thế giới18 giờ trướcMột hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa diễn ra trên đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản, khiến cộng đồng mạng xôn xao.
-
Thế giới21 giờ trướcViệc Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật tối 3/12 tạo ra cơn địa chấn nhưng sau đó nhanh chóng được dỡ bỏ.
-
Thế giới21 giờ trướcTên Lý (Trung Quốc) đẩy vợ xuống biển ở điểm mù của hệ thống 200 camera giám sát rồi sốt sắng xin giấy chứng tử để lĩnh tiền bảo hiểm, không ngờ âm mưu bị phát hiện.