- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những tử tù bị tiêm thuốc độc nhưng không chết
Trong 4 tháng qua đã có tới 3 lần Cơ quan Cải huấn của bang Alabama làm sai quy trình tiêm thuốc độc cho tử tù. Tình trạng này làm dấy lên nỗi lo lắng và đau đớn cho các phạm nhân.
- Pha thoát chết "quái đản" của tên tử tù: Thoát được mũi tiêm độc ngày hành quyết nhưng lại chết vì thứ không tưởng
- Hành trình 8 tháng đào hầm vượt ngục táo tợn như phim của tử tù ma túy
- Trước khi hành hình, tại sao tử tù cổ đại được cho ăn một bữa cơm thịnh soạn kèm miếng thịt sống bốc mùi nhưng vẫn rất cảm kích?
Lúc 19h57 ngày 17/11/2022, tại trại giam Holman ở Atmore, phía nam Alabama, phạm nhân Kenneth Smith đang chờ thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc vì tội giết vợ của một nhà thuyết giáo vào năm 1988.
Hai phút trước khi ông Smith bị đưa vào phòng tử hình, Tòa Phúc thẩm Vòng 11 hoãn việc tử hình. Các thẩm phán đã tìm thấy lý do chính đáng để hoãn, cho rằng đội phụ trách tử hình sẽ gặp khó khăn trong việc tìm tĩnh mạch của tử tù và gây hậu quả đau đớn cho ông.
Buồng tiêm thuốc độc tại Cơ sở cải huấn Holman ở Atmore, Alabama. Ảnh: AP.
Bất chấp lệnh hoãn, án tử vẫn tiếp tục được thi hành.
Lúc 22h, khi phiên tòa phúc thẩm vẫn đang diễn ra, một nhóm thi hành án tiêm tĩnh mạch gồm 3 người giấu mặt bước vào phòng và chuẩn bị thuốc tiêm gồm: Midazolam hydrochloride, rocuronium bromua và kali clorua.
Họ gặp khó khăn trong việc tìm tĩnh mạch của ông Smith, liên tục đâm kim tiêm vào nhiều vùng trên cơ thể ông. Họ còn dựng đứng chiếc giường cáng, khiến chân ông Smith hướng lên trần nhà còn đầu cúi xuống đất. Đối với một người theo đạo Thiên chúa, ông cảm thấy mình như đang bị đóng đinh ngược.
Sống sót sau khi bị tiêm thuốc độc ở Mỹ như thế nào?
Các đội thi hành án tử hình phải vật lộn tìm tĩnh mạch để tiêm thứ chất độc chết người vào cơ thể tử từ. Hai trong số những lần đó, họ thừa nhận đã không thể tiêm nổi.
Điều này ở Alabama và nhiều bang khác trở thành vấn đề đáng lo ngại, khi việc tiêm thuốc độc trở thành phương pháp tử hình chính ở Mỹ. Nhiều câu chuyện đáng báo động đến mức khiến một số nhà quan sát đặt nghi vấn liệu việc tiêm thuốc độc có phải là cách nhân đạo nhất để tử hình hay không.
Hình thức tiêm đầu tiên xuất hiện vào 1977 được đề xuất bởi một giám định viên y tế ở Oklahoma, như một sự thay thế văn minh, không gây đau đớn như ghế điện hay xử bắn. Nhưng ngay từ đầu, nó đã gây ra nhiều tranh cãi về loại dược phẩm được dùng để bào chế thuốc độc, cho đến những cái chết kéo dài và gây đau đớn.
Các quốc gia chấp nhận việc tiêm thuốc độc không chỉ gặp khó khăn trong việc mua thuốc trong sự phản đối của các công ty dược phẩm, mà họ còn gặp khó khăn trong ký hợp đồng với các bác sĩ để tiêm tĩnh mạch. Cả Hiệp hội Y khoa Mỹ và Hội đồng Gây mê Mỹ đều cấm các thành viên của họ tham gia việc tiêm thuốc độc.
Để tránh những cản trở này, nhiều bang đã giữ kín danh tính của những người tham gia.
Việc tiêm tĩnh mạch không có sự tham gia của truyền thông và các nhân chứng. Ở Alabama, bức màn trên cửa sổ của phòng theo dõi chỉ được mở sau khi nhóm bác sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vậy nên chỉ có ông Smith và đội ngũ tiêm thuốc độc giấu danh tính mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Maya Foa, Giám đốc nhóm Nhân quyền Reprieve Mỹ cho biết: “Liên tiếp các vụ xử án bằng hình thức tiêm thuốc độc kinh hoàng xảy ra gần đây cho thấy dù là loại thuốc nào, quy trình nào thì các tử tù thường trải qua những giờ phút cuối cùng trong đau đớn".
Ông Smith sống sót sau cái chết được ấn định, bị tổn thương sâu sắc, được đưa trở lại phòng giam của mình. Ông ấy đã bị trói vào cáng trong 4 giờ.
Smith là một trong hai người duy nhất còn sống tới ngày nay sau khi thực thi án tiêm thuốc độc ở Mỹ. Người đầu tiên là Alan Miller, đã bị kết án tử hình vào tháng 9/2022.
Cảnh sát hộ tống Alan Miller ra khỏi nhà tù năm 1999. Ảnh: AP.
Miller lĩnh án tử hình vì xả súng giết chết 3 đồng nghiệp vào năm 1999. Lúc 22 giờ ngày 22/9/2022, ông ta bị đưa vào phòng tử hình ở Holman. Luật sư của ông mô tả rằng Miller đã bị "tra tấn về thể xác và tinh thần". Ông đã bị đâm kim liên tục trong suốt 90 phút.
Alabama đã phớt lờ yêu cầu của Miller khi ông muốn chọn hình thức tử hình là chết bằng khí độc, do thiếu oxy nitơ, do cơ địa của ông rất khó tìm thấy tĩnh mạch - điều sẽ gây cản trở cho việc thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Nhóm bác sĩ đã thực sự vật lộn với Miller. Thậm chí ông cũng bị dựng ngược, treo trong tư thế đóng đinh như Smith.
Ngay trước nửa đêm, ông ấy được thông báo rằng: "Việc hành quyết của ông đã bị hoãn lại". Ông ấy đã trở lại phòng giam trong tình trạng đau đớn.
Thực trạng đáng báo động
Gần đây, vấn đề về việc tiêm tĩnh mạch đã xảy ra ở nhiều bang cho phép tử hình bằng thuốc độc. Texas đã mất gần 2 tiếng để tử hình tội phạm giết người Stephen Barbee vào ngày 16/11/2022. Barbee bị tàn tật và không thể duỗi thẳng cánh tay.
Cùng ngày, Arizona phải vật lộn để tiêm tĩnh mạch vào người tù nhân Murray Hooper và phải cắt động mạch đùi của ông. Hooper ngẩng đầu lên, nhìn vào các nhân chứng công khai qua kính và nói: “Thật khó tin phải không?”.
Joe Nathan James bị xử tử vào tháng 7 vì tội giết bạn gái cũ năm 1994. Ảnh: AP.
Tại Alabama, Joe Nathan James bị xử tử vào tháng 7/2022 vì tội giết bạn gái cũ vào năm 1994.
Giới chức đã mất gần 4 tiếng để tử hình James, đây được coi là vụ tiêm thuốc độc dài nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định điều này rất bình thường.
Sau vụ tử hình đó, Joel Zivot, một chuyên gia về tiêm thuốc độc, tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta, và Elizabeth Bruenig, một phóng viên từ Atlantic, được mời tham gia khám nghiệm tử thi riêng của James.
Zivot nói rằng anh ta nhìn thấy nhiều vết đâm trên cả hai cánh tay của James. Các vết bầm tím xung quanh vết thương cho thấy James vẫn còn sống vào thời điểm đó. Ngoài ra, còn có một vết rạch sâu ở cẳng tay, ngụ ý rằng các bác sĩ đã thực hiện một thủ thuật tìm kiếm tĩnh mạch hiếm khi được thực hiện và gần như chắc chắn sẽ gây ra đau đớn tột độ.
Zivot đã liên kết những lỗi sai lặp lại của bang Alabama. Ông nói: "Khi có sự cố xảy ra trong các ngành đòi hỏi sự an toàn, thì các cuộc đánh giá chi tiết cần được tiến hành trước công chúng. Nhưng những gì Alabama đã làm với Joe Nathan James, Alan Miller và Kenny Smith là một sự thất bại toàn tập".
Ông đánh giá một yếu tố quan trọng khác là thành phần và trình độ kỹ năng của đội thi hành án, ngay cả các quy trình thực hiện của Alabama cũng bị sai sót về vai trò của các chuyên gia y tế có liên quan.
Nhưng “Chỉ vì bạn là bác sĩ, không có nghĩa là bạn biết tiêm thuốc độc vào tĩnh mạch. Bên cạnh đó, những gì bác sĩ được đào tạo không nhất thiết phục vụ cho việc tử hình. Họ đang làm việc trong một môi trường hoàn toàn khác mà không có sự tin tưởng tồn tại giữa bác sĩ và bệnh nhân", ông nói.
Trong bối cảnh mọi người ngày càng lo ngại về tình hình ở Alabama, Kay Ivey - Thống đốc đảng Cộng hòa của bang, đã ra lệnh tạm dừng các vụ tử hình để có đánh giá chính thức.
Tuy nhiên bà cũng nói: "Tôi không dừng lại vì các nhà hoạt động cho rằng đang có vấn đề trong việc này. Thực tế là việc lách luật và tội phạm chiếm quyền điều khiển hệ thống đang diễn ra ở đây".
Điều đó khiến Zivot bất bình. “Cách chúng ta đối xử và trừng phạt tù nhân là thước đo cho tiến bộ xã hội dân sự của chúng ta. Chúng ta phải cảm thấy hổ thẹn vì để cho tình trạng này xảy ra", ông chia sẻ.
Theo Zing
-
Thế giới27 phút trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới27 phút trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới42 phút trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới4 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới5 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới5 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới5 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới5 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới8 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới8 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới8 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới19 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.