Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày

Thời gian có thể chữa lành những vết thương trong tâm hồn nhưng cũng có khi lại khắc sâu thêm nỗi đau ly biệt.

20 năm đã trôi qua nhưng những hình ảnh về thảm kịch 11/9 vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của biết bao nhiêu người. Thời gian tưởng chừng có thể xóa nhòa phần nào ký ức đau thương, làm nguôi ngoai những nỗi mất mát nhưng với nhiều người, mỗi ngày trôi qua, vết sẹo trong tâm hồn vẫn không ngừng rỉ máu, nước mắt cũng không ngừng rơi.

Vết sẹo vẫn còn đó

20 năm đã trôi qua nhưng ông Jack Grandcolas vẫn nhớ như in ngày định mệnh ấy đã cướp đi mạng sống người vợ mà ông hằng yêu thương cùng sinh linh bé nhỏ chưa kịp chào đời. Vào ngày 11/9 cách đây 20 năm, Chuyến bay mang số hiệu 93 của United Airlines đã lao xuống cánh đồng Pennsylvania. Tất cả 44 người trên máy bay đều thiệt mạng. 

Chuyến bay số 93 là chiếc máy bay thứ tư và cũng là chiếc máy bay cuối cùng bị 4 tội phạm khủng bố Al-Qaeda tấn công liều chết nhằm vào Điện Capitol ở thủ đô Washington, D.C. vào hôm 11/9/2001. Bà Lauren khi ấy 38 tuổi, vợ ông Jack Grandcolas là một trong những hành khách xấu số trên chuyến bay tử thần ấy. Vào thời điểm đó, bà Lauren đang mang thai 3 tháng và vừa dự đám tang của một người thân.

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-1

Ông Jack Grandcolas vẫn không thể nào quên thảm kịch 11/9.

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-2

Tòa tháp đôi sừng sững của Mỹ bị phá hủy vào ngày 11/9 cách đây 20 năm.

"Tôi xem tivi và thấy đống tro tàn ở Pennsylvania. Họ nói đó là của Chuyến bay 93 thuộc hãng United Airlines. Khoảnh khắc đó đã khiến tôi hoàn toàn gục ngã", người đàn ông 58 tuổi kể lại.

Ông Jack Grandcolas vẫn còn nhớ như in lời nhắn gửi cuối cùng của vợ trước khi thảm kịch xảy ra. Khi ấy, bà Lauren nói rằng: "Anh chỉ cần biết rằng em yêu anh hơn tất cả. Hãy nói với gia đình em rằng em cũng rất yêu họ. Tạm biệt anh yêu!".

Nhiều năm trôi qua, ông Grandcolas vẫn cảm thấy rùng mình khi nhắc đến "sự kiện 11/9". Người đàn ông cho hay, mình đã tham dự hai lễ tưởng niệm đầu tiên tại địa điểm rơi máy bay Pennsylvania và không còn quay trở lại đây vì quá đau đớn. Thay vào đó trong những năm tiếp theo, ông dành ngày 11/9 để làm những việc mà người vợ ông yêu thương thường làm như đi xe đạp hoặc đi dạo yên tĩnh trên bãi biển.

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-3

Một tấm bia tưởng nhớ bà Lauren Grandcolas, người đã thiệt mạng trên Chuyến bay 93 của United Airlines cùng đứa con chưa sinh ra đời.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Pebble Beach, bang California, ông nói rằng: "Mỗi năm trôi qua là nỗi đau thêm quặn thắt. Những nỗi đau ấy đã trở thành vết sẹo vĩnh viễn sẽ theo chúng ta suốt phần đời còn lại".

Ông Jack Grandcolas đã phải vật lộn với chứng trầm cảm và cảm giác tội lỗi của một người thân sau thảm kịch trong một thời gian dài. Vào ngày kỷ niệm 20 năm, Grandcolas thấy đất nước đã có thể đoàn kết sau thảm kịch 11/9. Ông nói: "Nước Mỹ đã đoàn kết lại, và có lẽ bây giờ sẽ là thời điểm tốt để giảm bớt sự chia rẽ".

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-4

"Tôi khóc vì anh ấy mỗi ngày"

Bà Susan Rescorla đã khóc mỗi ngày kể từ khi người chồng yêu quý của bà, ông Cornishman Rick qua đời trong thảm kịch 11/9 cách đây 20 năm. Thời gian vẫn chưa đủ để hàn gắn trái tim đã tan vỡ thành trăm mảnh của bà mẹ 3 con, nó cũng chẳng thế xóa nhòa đi ký ức về tòa tháp đôi đổ nát lấy đi hàng nghìn sinh mạng.

Với bà Susan Rescorla và nhiều dân Mỹ khác, ông Rick là một anh hùng. Rick từng là một cựu sĩ quan cảnh sát Met và là giám đốc an ninh của ngân hàng Morgan Stanley. Vào thời điểm thảm kịch xảy ra, ông đã không chạy trốn để bảo toàn tính mạng của mình mà tìm cách hỗ trợ những người khác đến nơi an toàn.

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-5

Vợ chồng ông Cornishman Rick.

Trước đó, ông Cornishman Rick đã dành nhiều năm để cảnh báo những kẻ khủng bố rất có thể sử dụng máy bay để tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Ông từng cho các nhân viên ngân hàng thực hiện các cuộc diễn tập sơ tán thường xuyên để đề phòng bất trắc. Dù hết lòng hướng dẫn và hỗ trợ các nhân viên ngân hàng thoát khỏi thảm kịch, ông Rick vẫn nằm trong số 2.606 người thiệt mạng khi tòa tháp đôi đổ sập trong khung cảnh chết chóc hoang tàn.

Trò chuyện với Sunday People nhân kỷ niệm 20 năm sau thảm kịch ấy, bà Susan, hiện 79 tuổi cho biết, nỗi đau vẫn còn chưa nguôi ngoai trong lòng bà.

"Rick luôn gọi cho tôi khi anh ấy đi làm nhưng sáng hôm đó, anh ấy có vẻ bị phân tâm, như thể bản thân đã cảm nhận được điều gì đó sắp xảy ra. Dan Hill, bạn của anh ấy đã gọi cho tôi và bảo rằng hãy bật tivi lên. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh tòa tháp đôi bốc cháy dữ dội, không thể nào tin được.

Tôi liên tục gọi cho Rick. Khi anh ấy gọi lại, Rick nói rằng 'Em phải ngừng khóc, nếu có chuyện gì xảy ra với anh, anh muốn em biết rằng, cuộc đời anh tồn tại là vì em'. Đó là lần trò chuyện cuối cùng của chúng tôi", bà Susan nhớ lại ký ức cách đây 20 năm.

Nỗi đau người ở lại sau thảm kịch 11/9: Vết sẹo ly biệt không thể xóa nhòa, tình yêu hóa nước mắt rơi mỗi ngày-6

Bà Susan tại nơi tưởng niệm người chồng quá cố.

"Tôi đã chạy ra khỏi nhà và la hét hoảng loạn khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương trên tivi. Tôi đã không thể ngừng khóc kể từ đó. Tôi khóc mỗi ngày và sẽ không bao giờ có thể vượt qua được những gì đã xảy ra. Không chỉ tình yêu của đời tôi đã chết mà nước Mỹ đã chết vào ngày hôm đó", bà Susan nghẹn ngào nói.

Sự ra đi của Rick đã xé nát toàn bộ thế giới của bà Susan, mọi thứ càng trở nên ám ảnh hơn khi không bao giờ bà Susan có thể nhìn thấy thi thể nguyên vẹn của chồng. Cố kìm nước mắt, bà Susan nói: "Tôi đã chấp nhận cái chết của Rick nhưng tôi không thể chấp nhận cách anh ấy đã chết".

Hàng năm bà Susan vẫn tưởng nhớ đến chồng trong ngày 11/9. Giờ đây, bà đã có một người bạn đời mới ở bên cạnh nhưng nỗi đau trong lòng bà vẫn chưa thể nào lành sẹo được. Và cho dù 30 năm hay 40 năm nữa có trôi qua nhưng chắc chắn nỗi đau về thảm kịch 11/9 vẫn ám ảnh với những người còn sống, là nỗi đau thương tột cùng họ mang theo trong suốt phần đời còn lại.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/noi-dau-nguoi-o-lai-sau-tham-kich-11-9-vet-seo-ly-biet-khong-the-xoa-nhoa-tinh-yeu-hoa-nuoc-mat-roi-moi-ngay-162211109193547970.htm

thảm họa 11/9


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.