Phi tần Hoàng đế nhà Thanh không được tự sát bất kể vì lý do gì, nếu như phạm quy tắc này hậu quả còn tồi tệ hơn cái chết

Trên thực tế, phi tần biết rõ hậu quả của việc tự sát nghiêm trọng đến thế nào nên có rất ít người dám tự sát tại hoàng cung.

Vào thời Trung Hoa phong kiến, rất nhiều gia đình muốn con cháu có thể tiến cung làm phi tử, hưởng thụ vinh hoa phú quý cho cả gia tộc. Nhưng cuộc sống của những nữ nhân chốn cung cấm không hề tốt đẹp như thế, đặc biệt là phi tử dưới thời nhà Thanh. Số phận của họ rất bi thảm, thậm chí cũng không thể kiểm soát được mạng sống của chính mình, một khi đã vào cung là không còn con đường nào để thoát ra. 

Trong một số bộ phim cổ trang cung đấu gần đây, khán giả có thể xem được những cốt truyện các nàng phi tần thường tự sát, uống thước độc hay treo cổ tự vẫn vì cảm thấy nhục nhã. Chính vì những chi tiết đó khiến nhiều người hoài nghi, rõ ràng trong hoàng cung có rất nhiều quy củ, vậy thì phi tử có thể tự ý kết liễu đời mình hay sao? Phi tử tự sát, chẳng lẽ Hoàng đế không có phản ứng gì sao? 

Phi tần Hoàng đế nhà Thanh không được tự sát bất kể vì lý do gì, nếu như phạm quy tắc này hậu quả còn tồi tệ hơn cái chết-1Ảnh minh họa.

Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép, theo luật lệ nhà Thanh thì phi tần không được phép tự sát. Bởi vì Tử Cấm Thành là nơi Hoàng đế ở, là nơi phong thủy nhân kiệt địa linh (đất thiêng mới có người tài), nơi có khí vận long mạch. Nếu có phi tần tự sát sẽ làm hoen ố linh khí của Tử Cấm Thành, đây là tội bất kính.

Đầu tiên, nếu một phi tần tự sát thì chỉ có 2 kết quả có thể xảy ra, thành công hoặc thất bại. Nếu tự sát thành công thì sau khi chết, những phi tần đó sẽ không được chôn cất trong lăng mộ hoàng gia. Chẳng những vậy, họ còn bị tước hết các phong hào và chức vị, thi thể sẽ bị vứt ra đồng hoang. 

Và dưới cơn thịnh nộ của Hoàng đế, gia tộc của vị phi tử đó sẽ bị liên lụy, nam bị đày ra biên cương, nữ thì bị giáng thành nô lệ cả đời. 

Còn nếu hành vi tự sát thất bại, một khi bị phát hiện thì dù người đó không còn ý định chết nữa thì Hoàng đế cũng sẽ hạ lệnh siết cổ đến chết. Người thân trong nhà cũng vì thế mà bị liên lụy. 

Phi tần Hoàng đế nhà Thanh không được tự sát bất kể vì lý do gì, nếu như phạm quy tắc này hậu quả còn tồi tệ hơn cái chết-2Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, phi tần tự sát còn được chia thành 2 dạng: Sợ bị trách tội nên tự sát hoặc vì áp lực cuộc sống, tình cảm và nhiều lý do khác. Đối với những nữ nhân tự sát vì sợ trách phạt, tùy theo mức độ phạm tội của họ nhỏ hay lớn mà hình thức xử lý là giáng phi vị hay tịch biên gia sản và xử chém cả nhà. 

Với những người tự sát vì các nguyên nhân khác, tùy theo cơn thịnh nộ của Hoàng đế mà bản án có thể là khiển trách hoặc lưu đày nơi hoang vắng hay biên ải. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/phi-tan-hoang-de-nha-thanh-khong-duoc-tu-sat-bat-ke-vi-ly-do-gi-neu-nhu-pham-quy-tac-nay-hau-qua-con-toi-te-hon-cai-chet-219949

thời nhà Thanh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.