Phù dâu bị nhóm đàn ông trói, đốt pháo vào người ở Trung Quốc

Trong đám cưới, hai phù dâu bị nhóm đàn ông phía nhà trai dùng vũ lực trói vào cột và đốt pháo dưới chân. Đây là những hoạt động theo hủ tục "náo hôn".

Phù dâu bị nhóm đàn ông trói, đốt pháo vào người ở Trung Quốc-1Hành động của nhóm đàn ông với hai phù dâu bị chỉ trích. Ảnh cắt từ clip.

Theo video được ghi lại, một nhóm đàn ông kéo hai phù dâu ra từ cốp xe hơi, dùng băng dính trói họ vào một cây cột cạnh đường, châm lửa đốt pháo ngay dưới chân các cô gái, sau đó bỏ chạy.

Khi tia lửa và khói dày đặc bao trùm, hai cô gái cố gắng lấy tay che bảo vệ khuôn mặt còn xung quanh không ai đứng ra giúp đỡ. Người ghi lại cảnh tượng cũng không ra mặt can thiệp, theo South China Morning Post.

Tại Trung Quốc, hoạt động náo hôn (naohun) xuất hiện từ lâu và không phải là hiếm. Theo tục này, những khách bên nhà trai sẽ khuấy động hôn lễ bằng cách trêu chọc cô dâu, chú rể và cả các phù dâu. Tuy nhiên, video đang lan truyền vẫn hứng chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội vì hành vi cực đoan.

"Đây không phải là một truyền thống văn hóa. Đây chỉ là cái cớ để làm việc xấu xa", một người bình luận dưới video.

Các quan chức địa phương ở Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam đang tiến hành xác minh những tuyên bố rằng vụ việc xảy ra ở nơi này. Một đơn vị tổ chức đám cưới địa phương nói với Upstream News rằng những trò chơi khăm cực đoan trong đám cưới không phải là truyền thống ở đây mà là làm theo một số địa phương khác trong 5-6 năm nay.

Nhiều bình luận trên mạng xã hội bày tỏ sự bàng hoàng trước hoàn cảnh các cô gái trong video phải đối mặt: "Họ không có gì bảo vệ bản thân. Phù dâu mặc đồ mỏng, bồng bềnh rất dễ bắt lửa".

"Cô dâu, chú rể đâu? Không ai can thiệp sao? Đây không đơn giản là một trò đùa trong đám cưới nữa mà là mối đe dọa với sự an toàn cá nhân. Tôi hy vọng các phù dâu sẽ đệ đơn kiện thủ phạm", một người khác viết.

“Hãy tẩy chay những trò chơi khăm đám cưới thô tục và nguy hiểm, đồng thời ủng hộ phong tục đám cưới văn minh”, một người bình luận.


Phù dâu bị nhóm đàn ông trói, đốt pháo vào người ở Trung Quốc-2Hoạt động náo hôn cực đoan bị nhiều người Trung Quốc kêu gọi loại bỏ.

Náo hôn được nhiều người xem là nét đặc trưng trong đám cưới truyền thống Trung Quốc, nhằm tạo ra bầu không khí vui vẻ cho sự kiện. Tuy nhiên những năm gần đây, một số vụ việc đã đi quá xa.

Ba ngày trước khi video trên xuất hiện, một phù dâu khác ở tỉnh Sơn Đông bị khung cửa rơi trúng người trong hoạt động chặn cửa ở nhà cô dâu.

Tháng 1, trong đám cưới ở Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, một nhóm đàn ông cố ép cô dâu xuống đất, sau đó một vài người trong số họ trèo lên người cô để tạo thành một kim tự tháp người.

Nhóm đàn ông sau đó đã xịt bọt trắng lên đầu cô dâu và ngăn cản khi cô cố gắng thoát ra. Sau đó, một số đàn ông dùng vũ lực giữ đầu cô dâu và chú rể, bắt họ phải tỏ lòng kính trọng với nhau để hoàn thành màn náo hôn.

Năm 2020, cũng tại tỉnh Sơn Đông, một chú rể bị lôi ra khỏi ôtô đang trên đường đi đón dâu và bị bôi nước tương, giấm và trứng gà sống lên người. Chú rể sau đó bị rơi xuống mương nước bên đường. Một số khách sau đó đã bị cảnh sát bắt đi.

Theo một cuộc khảo sát của Xinlang Entertainment, hơn 78% cư dân mạng Trung Quốc cho rằng trêu chọc cô dâu trong đám cưới là không tôn trọng phụ nữ. Theo CCTV, tục náo hôn không còn phù hợp và có 70% người dân Trung Quốc thấy xấu hổ với tục lệ này.

Jiang Yuxiang, giáo sư tại Đại học Tứ Xuyên, nói rằng trò chơi trong hôn lễ như trên không phải phong tục truyền thống. "Nếu có ai đó nói rằng nó là phong tục truyền thống thì cũng là một phong tục thô tục, cần phải dừng lại".

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://lifestyle.zingnews.vn/phu-dau-bi-nhom-dan-ong-troi-dot-phao-vao-nguoi-o-trung-quoc-post1441260.html

phù dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.