Quá cô đơn, người phụ nữ liên tục quấy rối cảnh sát và bị bắt

Vì quá cô đơn, người phụ nữ này liên tục gọi cho cảnh sát cứu hỏa và nói dối mình bị ốm đau, cần được cấp cứu.

Một người phụ nữ 51 tuổi ở Nhật Bản đã gọi 2.761 cuộc điện thoại khẩn cấp không cần thiết trong suốt 2 năm 9 tháng chỉ để nói với cảnh sát rằng bà rất cô đơn. Cuối cùng, ngày 13/7, bà bị cảnh sát bắt vì tội gây rối, cản trở hoạt động của cơ quan cứu hỏa.

Sở cảnh sát Matsudo Higashi thuộc cơ quan cảnh sát tỉnh Chiba đã bắt giữ bà Hiroko Hatagami, một cư dân thất nghiệp của thành phố Matsudo, vì nghi ngờ cản trở hoạt động của đơn vị cứu hỏa địa phương. Nghi phạm được cho là đã thừa nhận các cáo buộc. Khi cảnh sát hỏi lý do tại sao làm như vậy, Hiroko nói: "Tôi rất cô đơn và muốn ai đó lắng nghe, quan tâm đến tôi".

Quá cô đơn, người phụ nữ liên tục quấy rối cảnh sát và bị bắt-1(Ảnh minh họa)

Bà Matsudo Hatagami bị cáo buộc liên tục dùng điện thoại cố định của mình, của nhà hàng xóm, điện thoại di động và các thiết bị khác để gọi khẩn cấp tới cảnh sát cứu hỏa phàn nàn: "Tôi bị đau bụng", "Tôi đã uống một lượng lớn thuốc", "Chân tôi bị đau" và nêu ra các triệu chứng khác, mặc dù bà không thực sự bị ốm.

Sau khi nói dối về bệnh trạng, người phụ nữ này yêu cầu Sở cứu hỏa Matsudo gửi xe cứu thương. Hành động này lặp lại hàng nghìn lần trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2020 đến ngày 25/5/2023. Những khi xe cứu thương đến, bà Hiroko đều từ chối lên xe với lý do: "Tôi không muốn đi xe cấp cứu" và "Tôi không gọi".

Sở cứu hỏa và đồn cảnh sát đã nhiều lần cảnh báo bà Hiroko ngừng gọi điện khi không cần thiết, nhưng bà vẫn tiếp tục làm như vậy. Do đó, đơn vị cứu hỏa phải nộp báo cáo thiệt hại cho cảnh sát vào ngày 20/6.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/qua-co-don-nguoi-phu-nu-lien-tuc-quay-roi-canh-sat-va-bi-bat-ar805896.html?fbclid=IwAR1taie1U0RHgk19ddC5xWeldF7CteY46ypGXZfopNwVw0UhI88C-geWfZU

quấy rối


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.