Quá nghèo, người trẻ Trung Quốc tìm người lạ ngủ chung phòng trọ

Ở những thành phố lớn nhất của Trung Quốc đang nổi lên xu hướng mới: hai người xa lạ, do khả năng tài chính, sẽ thuê chung một phòng và ngủ chung một giường.

Quá nghèo, người trẻ Trung Quốc tìm người lạ ngủ chung phòng trọ-1Người trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng ở mức kỷ lục. 

Những người chọn “bạn chung giường” thường là lao động trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp thường  Họ đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và bất ổn tài chính. Bạn có thể dễ dàng thấy nhiều bài đăng tìm “bạn cùng giường” trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. 

Trong một báo cáo hồi tháng 6 vừa qua về sinh viên mới tốt nghiệp trên 2 trang cho thuê bất động sản 58.com và Anjuke, hơn 80% thanh niên cho biết họ muốn tiền thuê nhà chiếm dưới 30% số tiền lương.

Đối với một sinh viên mới tốt nghiệp có mức lương trung bình hàng tháng khoảng 10.000 nhân dân tệ (gần 33 triệu đồng), điều này có nghĩa là họ sẽ chi khoảng 11 triệu đồng cho tiền thuê nhà - một mức chi phí rất khó để thuê một căn hộ tiện nghi, thuận tiện để đi làm.

Trong khi đó, theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang ở mức cao kỷ lục - 21,3% trong tháng 6.

Đây là lý do tại sao rất nhiều người chuyển sang biện pháp “ngủ chung giường” - những người chỉ đến với nhau vì nhu cầu tài chính.

Quá nghèo, người trẻ Trung Quốc tìm người lạ ngủ chung phòng trọ-2Hơn 80% thanh niên được hỏi cho biết họ muốn tiền thuê nhà chiếm dưới 30% số tiền lương.
 

Xiaosha và Menghan là một cặp đôi như thế.

Hồi tháng 10/2022, Xiaosha chuyển đến Bắc Kinh sau khi bị cho nghỉ việc ở Thượng Hải và trải qua 3 tháng thất nghiệp.

Cô kiếm được một công việc ở công ty internet gần khu vực Xisanqi, nơi nổi tiếng với giá thuê nhà cao.

Tuy nhiên, sau 3 năm xảy ra đại dịch dẫn đến việc sa thải nhân viên mà không được bồi thường, Xiaosha đã nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền và đặt mục tiêu chỉ thuê nhà ở mức 2.000 nhân dân tệ (6,5 triệu đồng) mỗi tháng.

Theo khảo sát của phóng viên tờ SCMP, ở Xisanqi, những căn phòng rẻ nhất, thậm chí dưới 10m2 cũng có giá thuê vượt quá ngân sách của cô.

“Tôi có thể chi 3.000 nhân dân tệ để thuê nhà. Nhưng tại sao tôi phải đưa số tiền đó cho chủ nhà? Tại sao tôi lại phải giúp họ trả hết tiền thế chấp?” - Xiaosha đặt câu hỏi.

“Mặc dù khá tằn tiện nhưng tôi là kiểu người có thể dễ dàng chi 400 đến 500 nhân dân tệ cho một bữa ăn vì ít nhất tôi cũng được thưởng thức món ăn ngon. Nhưng chi quá nhiều cho tiền thuê nhà chẳng khác gì trả tiền mua nhà thay cho các chủ sở hữu bất động sản ở Bắc Kinh”.

Sau đó, cô tìm thấy Menghan - một nữ kế toán với ngân sách dành cho thuê nhà thậm chí còn thấp hơn - 1.500 nhân dân tệ/tháng, cũng đang tìm phòng trong cùng khu vực.

Hai người nhanh chóng quyết định trở thành “bạn cùng giường”, thuê chung một phòng ngủ rộng 20m2 nằm trong căn hộ 3 phòng ngủ rộng 138m2. Mỗi người phải trả 1.500 nhân dân tệ/tháng tiền thuê.

Họ cùng nhau đưa ra các thỏa thuận không chính thức như: không ngáy, không mộng du, không mời khách nam tới phòng.

Xiaosha nói: “Chúng tôi hoàn toàn giao phó sự an toàn cá nhân của mình cho một người lạ”.

Cặp đôi cho biết họ không nhạy cảm với tiếng ồn và thường chìm vào giấc ngủ ngay khi vừa chạm gối nên việc ngủ chung giường không làm gián đoạn giấc ngủ của họ.

Thay vào đó, họ trở thành bạn bè, cùng nhau chia sẻ về cuộc sống, công việc và tình yêu vào buổi tối.

“Có lẽ, chúng tôi không chỉ là 2 người ngủ chung giường để tiết kiệm tiền. Chúng tôi như những người bạn đã quen biết nhau từ lâu”, Xiaosha nói.

Tuy nhiên, câu chuyện về tình chị em “hoạn nạn có nhau” lại không được nhiều người đồng cảm. Một số người kể về những trải nghiệm tiêu cực của chính họ khi là “bạn chung giường”.

Một người nói: “Đây là con đường tất yếu và duy nhất để sống ở thành phố top 1 sau khi tốt nghiệp”.

“Tất cả những gì tôi cảm thấy là sự đau khổ. Giá bất động sản cắt cổ khiến chúng ta thậm chí còn mất quyền tự lăn trên giường của mình. Thực sự quá đau khổ!”.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/qua-ngheo-nguoi-tre-trung-quoc-tim-nguoi-la-ngu-chung-phong-tro-2175206.html

thất nghiệp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.