- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Số phận của những người 'thừa học vấn' ở Hàn Quốc: Sau đại học còn vượt qua hàng chục kỳ thi, 30 tuổi mới đi xin việc và thất bại cay đắng
Không ít người trẻ xứ kim chi băn khoăn về giá trị thật sự của các kỳ thi, khi cuộc đời đâu phải là những câu hỏi trắc nghiệm với đáp án bày sẵn
- Mẹ Tân hoa hậu Miss World Việt Nam 2019 Lương Thuỳ Linh: “Tôi lo con gái lo thi cử nhan sắc mà bỏ bê học hành...”
- Học sinh trường chuyên tranh cãi kịch liệt: Có nên nêu tên công khai các cá nhân gian lận trong thi cử đình đám năm 2018?
- Điểm thi THPT Quốc gia ở nơi nóng 'gian lận thi cử năm 2018' năm nay thế nào?
Không ít người trẻ xứ kim chi băn khoăn về giá trị thật sự của các kỳ thi, khi cuộc đời đâu phải là những câu hỏi trắc nghiệm với đáp án bày sẵn. Biết là thế, nhưng họ vẫn đâm đầu vào học hành, thi cử theo hàng triệu bạn bè đồng trang lứa. Đó chính là một bi kịch thật sự.
Suneung - kỳ thi đại học hàng năm là một áp lực lớn không chỉ với nửa triệu thí sinh mà còn đè nặng lên toàn bộ Hàn Quốc. Ngày 14/11, lúc kì thi diễn ra, các hoạt động tài chính ngân hàng đã hoãn lại 1 giờ so với thường lệ, trong khi xe buýt và tàu điện ngầm tăng chuyến để phục vụ cho cuộc chạy đua nước rút của thí sinh.
Suneung - kỳ thi đại học được chuẩn bị từ năm 13 tuổi
Học sinh Hàn Quốc thường lao vào khổ luyện từ lúc mới 13-14 tuổi. Mười sáu giờ 1 ngày, các em dành thời gian cho việc học chính rồi lại đến các lớp học thêm. Rất nhiều người trẻ muốn được chạm tay lên "bầu trời" SKY - viết tắt của 3 trường đại học hàng đầu xứ kim chi là ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Hàn Quốc và ĐH Yonsei.
Tuy nhiên 16 tiếng mỗi ngày vẫn chưa đủ để đảm bảo tấm vé vào SKY. Thực tế cho thấy, chỉ 2% thí sinh lọt vào trường danh giá nhất; 70% khác vẫn tiếp tục bước chân vào trường đại học - cao đẳng. Và rồi các tân sinh viên lại lao vào một cuộc chiến để đạt tới vị trí mình mong muốn, với đối thủ là những bạn đồng môn và kỳ thi là nơi phân định thắng thua, khốc liệt như chiến trường
Một xã hội thừa học vấn và thi cử
Lee Jin-hyeong, cũng như hàng triệu bạn trẻ cùng trang lứa, vẫn miệt mài con đường học vấn sau cấp III. Năm 35 tuổi, Lee tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và lại lao vào học luyện thi để chuẩn bị cho kỳ thi công chức, hi vọng gia nhập đội ngũ cảnh sát. Trước đó, anh chưa hề làm việc toàn thời gian.
Ở Hàn Quốc, nhiều lĩnh vực công chức nhà nước, thiết kế, báo chí… yêu cầu phải có kỳ thi đầu vào. Đó là chưa kể tới các bài thi "ác mộng" để bước chân vào nhóm tập đoàn tài phiệt hàng đầu như Samsung, LG hay Hyundai.
Hàn Quốc là 1 xã hội phân tầng rõ rệt. Muốn có tiền bạc, địa vị, được tôn trọng; nhất định phải có bằng cấp cao, bước chân vào công ty danh giá
Suốt 29 năm nay, Minji Kim (tên nhân vật đã thay đổi) miệt mài vượt qua khoảng 50 bài thi "quyết định số phận", bao gồm thi đại học, thi bằng cấp đặc biệt và thi ứng tuyển vào tòa soạn.
"Vào tháng 8/2015, tôi thi đầu vào trong ngành báo. Tôi nộp đơn ứng tuyển, viết bài luận và làm kiểm tra kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị và tiếng Trung. Thậm chí có cả bài kiểm tra ‘uống rượu’ - bạn sẽ nâng ly với phía nhà tuyển dụng và được chấm điểm cách ứng xử" - Kim nói.
Cô cho biết, những bài kiểm tra có thể tốn từ vài ngày đến vài tuần và khiến người ta xáo trộn mọi sinh hoạt hàng ngày. "Vài người bạn của tôi ở nơi khác phải đến Seoul trước 1 ngày, ngủ lại khách sạn chỉ để tham dự kì thi. Nhiều người thi trượt và đến cuối tuần họ lại lên Seoul tìm kiếm cơ hội. Việc này rất tốt kém nhưng dĩ nhiên, các công ty không trả chi phí nào".
Đối với những công việc yêu cầu chuyên môn cao, người Hàn còn phải thi các bài kiểm tra thăng chức, lên lương hoặc bổ sung chứng chỉ. Hàn Quốc đã trở nên vô cùng ưa chuộng các bài kiểm tra được chuẩn hóa, lấy nó làm thước đo năng lực và phẩm chất của cá nhân - theo nhận định của giáo sư Shin Gi-wook, chuyên về xã hội và Hàn Quốc học tại ĐH Stanford.
2/3 người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng cấp cao đẳng trở lên - tỷ lệ cao hàng đầu thế giới nhưng sự đánh đổi cũng không đơn giản!
"Người Hàn hướng tới sự thống nhất, quy củ và cảm thấy thoải mái khi tất cả mọi người đều được đánh giá dựa trên khung tiêu chuẩn chung; rất ít khi nào diễn ra tranh biện hay ý kiến chủ quan" - giáo sư Shin cho biết. "Vai trò của các bài kiểm tra trong xã hội Hàn Quốc, là số điểm sẽ cộng thêm độ xác tín cho năng lực của mỗi cá nhân. Nó dường như trở thành cách thức dễ dàng và đơn giản nhất để đảm bảo tương lai trong 1 xã hội phân tầng rõ rệt".
2/3 người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng cấp cao đẳng trở lên, đây là tỷ lệ cao nhất trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Nó dẫn đến tình trạng gọi là "over-educated" (thừa học vấn) - quá nhiều người sở hữu bằng cấp cao nhưng không có việc làm, trong khi nhiều công việc lao động chân tay lại thiếu nguồn nhân lực.
Khi những kỳ thi rút cạn ý chí và ném người trẻ vào "địa ngục Joseon"
Xã hội Hàn có học vấn cực kỳ cao, nhưng cái giá phải trả là đa phần người trẻ chọn cách tạm hoãn các hoạt động xã hội, hẹn hò, kết hôn, và cả những nghĩa vụ của người trưởng thành… cho đến khi nào họ tìm được công việc đầu tiên! Thật đáng buồn, quá trình này có thể tốn đến 1 thập kỉ và nó dẫn tới chuỗi tình huống ngặt nghèo kế tiếp.
"Xã hội Hàn Quốc rất coi trọng tuổi tác và nhiều công ty giới hạn độ tuổi của ứng viên" - giáo sư Shin nói. "Những ai đã thất bại trong việc chứng minh giá trị của mình ở độ tuổi 20-30 sẽ trải qua khoảng thời gian còn kinh khủng hơn trong các năm về sau".
Lee Jin-hyeong hoàn toàn đồng ý với nhận định này, bản thân anh đã thi trượt công chức 4 lần. "Rất nhiều người từ 20 đến 30 tuổi cũng đến thư viện hàng ngày như tôi, ôn luyện cho kì thi vào chính phủ, sở cảnh sát, cứu hỏa… Tôi dám nói 80% trong số họ thất bại. Từng năm tháng trôi đi, chúng tôi càng ôn luyện thì áp lực càng tăng thêm gấp bội" - anh nói.
Nhiều người Hàn đắm chìm trong những kì thi, đến lúc cần đến 1 phương án khác cho cuộc đời thì chẳng còn kịp nữa
Nhiều người trẻ nói rằng họ sống trong "địa ngục Joseon" - mô tả về xã hội thiếu tính uyển chuyển, thiếu cơ hội việc làm, khiến người ta mất đi niềm hi vọng vào cuộc sống.
Nửa đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc độ tuổi 15-29 đã tăng lên mức 11,9% - cao kỷ lục kể từ năm 2015. Điều này khiến một câu hỏi khó được đào xới lần nữa: Liệu văn hóa "cuồng" thi cử có thật sự cần thiết hay không?
Giáo sư Shin Gi-wook cho rằng các kì thi khiến người trẻ đánh mất sự chuẩn bị cần thiết để bước vào cuộc đời bên ngoài sách vở. Ông nói: "Rất nhiều bạn trẻ dành 25-30 năm đầu tiên để rèn luyện cho các bài kiểm tra. Nhưng đến khi họ khỏi chiếc kén của mình, họ sẽ nhận thấy rằng cuộc đời không phải là một bài thi trắc nghiệm và cũng không có câu trả lời ngắn gọn nào cho mỗi vấn đề. Điều đó khiến họ vừa thoát khỏi sự nghiệp học tập thì đã rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên. Thế hệ thanh niên sẽ bị hủy hoại cả về vật chất lẫn tinh thần, nếu cứ làm hết bài thi này đến bài thi khác".
Theo Helino
Link gốc: https://kenh14.vn/so-phan-cua-nhung-nguoi-thua-hoc-van-o-han-quoc-sau-dai-hoc-con-vuot-qua-hang-chuc-ky-thi-30-tuoi-moi-di-xin-viec-va-that-bai-cay-dang-20191115030932629.chn?fbclid=IwAR2HGU6ucvC3Wdhow9bnydMeJDXXwscDe4k9ozYDqWjheD9WOn-ZOVCru8U
-
Thế giới39 phút trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới4 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới4 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới4 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới5 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới5 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới8 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới8 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới8 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới8 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới9 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới12 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới12 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới12 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.