Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh

43% người giúp việc được hỏi trả lời rằng họ không có phòng riêng và được yêu cầu phải ngủ trong nhà kho, nhà bếp, toilet, tầng hầm, tủ đồ và ban công.

43% người giúp việc được hỏi trả lời rằng họ không có phòng riêng và được yêu cầu phải ngủ trong nhà kho, nhà bếp, toilet, tầng hầm, tủ đồ và ban công.

Hồng Kông được biết đến như là một nơi lý tưởng để sinh sống với những tòa nhà cao chọc trời và dịch vụ hoàn hảo. Tất cả là do nơi đây có nền kinh tế phát triển nhất châu Á và là trung tâm tài chính thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người cứ đến đây sống thì sẽ được phong lưu, mà thay vào đó, một bộ phận những người giúp việc nhập cư vẫn phải chịu cảnh cá chậu chim lồng với điều kiện sống dưới mức tối thiểu, thậm chí có người còn phải ngủ trong nhà vệ sinh.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 1.

Trong căn hộ của gia đình giàu có, một gian trống được xây thêm ở phía trên nhà vệ sinh để làm chỗ ở cho người giúp việc.

Theo một thống kê đăng trên tờ Channel New Asia, hiện tại ở Hồng Kông có khoảng 350.000 người lao động nhập cư đang giúp việc tại các gia đình giàu có, hầu hết là người Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, những gì mà họ nhận được lại không bằng một phần nhỏ của gia chủ khi có tới 43% người được hỏi trả lời rằng họ không có phòng riêng và được yêu cầu phải ngủ trong nhà kho, nhà bếp, toilet, tầng hầm, tủ đồ và ban công, những người may mắn hơn thì có được một gian phòng nhỏ chỉ vừa đủ để ngủ. Điều kiện này rất khắc nghiệt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động.

Để khắc phục hoàn cảnh này, 57% người lao động nhập cư chọn cách ở riêng, chia phòng cùng nhiều người khác. Dù cuộc sống còn vô cùng khó khăn nhưng không ai có lựa chọn khác, vì chỉ có ở đây, họ mới có cơ hội kiếm tiền để lo cuộc sống của gia đình ở quê nhà. Nếu không tìm được việc, họ sẽ lập tức phải về nước.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 2.

Nóc tủ lạnh cũng là chỗ lý tưởng để các gia đình "nhét" người giúp việc vào ở qua đêm.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 3.

Một số khác không chấp nhận nổi phải ra thuê ở riêng nhưng nhìn họ phải ở trong những chiếc lồng với mật độ 6 người/ 10 m2.

Theo đánh giá, mặc dù luật bảo vệ người giúp việc nước ngoài ở Hồng Kông được đánh giá là tốt hơn các nơi khác ở châu Á, một vụ án nghiêm trọng xảy ra vào năm 2014 đã khiến chính quyền nơi này phải chú trọng hơn về vấn đề lao động nhập cư. Đó là trường hợp của Erwiana Sulistyaningsih, một người giúp việc người Indonesia đã bị chủ nhà đánh đập tàn nhẫn và bị dội nước sôi vào người khi đang làm việc.

Lý giải cho những bất cập này, một số chuyên gia cho rằng, tuy là một trong những thành phố phát triển nhất thế giới về kinh tế nhưng Hồng Kông lại có quỹ đất hạn hẹp. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá bất động sản nơi này luôn nằm trong danh sách những địa danh đắt đỏ nhất thế giới khi chỉ những người siêu giàu mới đủ tiền mua nhà diện tích rộng.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 4.

Chiếc ghế sofa với hàng dài quần áo treo lủng lẳng này là giường ngủ của một người giúp việc.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 5.

Trong các căn hộ tiện nghi thì không gian sống như trên là lý tưởng cho một người giúp việc.

Chính vì vậy, nơi ở cho người giúp việc luôn là vấn đề đau đầu đối với các gia đình ở Hồng Kông. Họ cần có người giúp đỡ việc nhà nhưng lại không thể lo chỗ ăn ở đàng hoàng cho giúp việc vì đến chính bản thân họ cũng phải co kéo trong không gian chật hẹp của chính mình.

Số phận người giúp việc ở Hồng Kông: ngủ trong nhà vệ sinh, trên nóc tủ lạnh - Ảnh 6.
Và đây là một ô sin hạng sang mới được chủ bố trí cho hẳn "phòng riêng" đầy đủ chăn gối như thế này.

Theo Trí Thức Trẻ

người giúp việc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.