Sự thật đằng sau video nhân viên nhà hàng và thực khách lạnh lùng bỏ mặc cô gái ngất xỉu vì sợ nhiễm Covid-19

Mạng xã hội đang dậy sóng tranh cãi về đoạn clip người phụ nữ nằm bất động trong khi các vị khách gần đó vẫn thản nhiên ăn uống. Hơn nữa, nhân viên nhà hàng dường như chỉ tiến hành đo thân nhiệt từ xa rồi nhanh chóng rời đi. Nhưng sự thật ngày hôm đó là như thế nào?

Từ ngày 13/3, một đoạn clip đã được chia sẻ rầm rộ trong cộng đồng mạng Singapore, quay cảnh một phụ nữ đeo khẩu trang, nằm bất động phía ngoài nhà hàng Jinjja Chicken thuộc tầng hầm trung tâm thương mại Clementi Mall.

Khi người phụ nữ gặp chuyện, tất cả mọi thực khách trong nhà hàng có vẻ vẫn tiếp tục ăn uống, không ai có động thái gì. Kế tiếp, một người đàn ông cẩn trọng tiếp cận người ngất xỉu, cúi xuống và đo thân nhiệt từ xa. "37" - anh ta thông báo về mức thân nhiệt bình thường, rồi đi khỏi.

Sự thật đằng sau video nhân viên nhà hàng và thực khách lạnh lùng bỏ mặc cô gái ngất xỉu vì sợ nhiễm Covid-19-1Ảnh cắt từ clip

Đoạn video có tiêu đề "Không ai giúp đỡ người phụ nữ ngất xỉu" kèm theo chú thích "tất cả mọi người vẫn vui vẻ ăn uống" đã nhận về đến 3.200 lượt chia sẻ trên Facebook chỉ sau 2 giờ.

Hầu hết dân mạng đều chỉ trích nhân viên nhà hàng và cả những người xung quanh đã quá vô tâm, không có tinh thần giúp đỡ cộng đồng.

- "Tôi sẽ không ngần ngại giúp cô ấy, thật xấu hổ cho mọi người ở đó".

- Norah Oh: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người phụ nữ cần được làm hồi sức tim phổi? *Thở dài*... Tại sao không ai dám đến gần cô ấy cả, hi vọng không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra. Hãy sớm bình phục nhé".

- Nicholas John: "Hiện giờ ai cũng sợ virus corona. Nhưng một vài người tiếp tục ăn uống có lẽ do họ không để ý".

- Tài khoản Janette Ramt phê bình luôn người quay video: "Bạn nghĩ mình tuyệt lắm khi quay clip thay vì làm điều gì đó giúp cô ấy à? Sao không lấy điện thoại mà gọi xe cứu thương?".

- Davidson Tan: "Hiện giờ mọi người đang lo lắng về dịch Covid-19. Gọi nhân viên y tế trong trường hợp này là đúng đắn, hãy để các chuyên gia hướng dẫn điều nên làm. Chúc mọi người an toàn".

Khi mạng xã hội tiếp tục bùng nổ tranh cãi, một vài trang tin tức Singapore đã liên hệ với phía nhà hàng Jinjja để làm rõ. Đại diện nhà hàng chia sẻ, sự việc xảy ra vào ngày 11/3 (hai ngày trước khi đoạn clip lan truyền).

Người phụ nữ ngất xỉu vào khoảng 2h30 chiều bên ngoài nhà hàng. Cô ấy không phải là khách hàng tại đây, dường như vừa đi ra từ siêu thị đối diện và chỉ dừng lại nghỉ chân phía trước nhà hàng Jinjja thì bất ngờ ngất xỉu.

Và sự thật là một thực khách đã lập tức gọi xe cứu thương, trong khi quản lý Jinjja Chicken báo cáo ngay với nhân viên an ninh của trung tâm thương mại. Tuân theo sự hướng dẫn của bộ phận an ninh, quản lý nhà hàng đã không chạm vào người phụ nữ hay cho phép bất kỳ ai đến gần. Đó là do người phụ nữ này đang đeo khẩu trang, có thể cô ấy đã mắc bệnh.

Khi nhân viên y tế có mặt sau đó khoảng 10 phút, người phụ nữ đã dần tỉnh lại và được chuyển đến bệnh viện đa khoa Ng Teng Fong.

Tại khu vực nhà hàng, ban quản lý đã cho dọn vệ sinh 2 lần để đề phòng mọi trường hợp đáng tiếc - một lần do nhân viên nhà hàng tự thực hiện và lần thứ hai do trung tâm thương mại tiến hành.

Được biết, Bộ Y tế Singapore sẽ thông tin ngay đến trung tâm thương mại Clementi và nhà hàng Jinjja Chicken nếu người phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Hiện tại Singapore đã có 226 người nhiễm Covid-19, cao thứ nhì khu vực Đông Nam Á sau Maylaysia với 428 trường hợp.

Theo Báo dân sinh

Xem link gốc Ẩn link gốc http://baodansinh.vn/su-that-dang-sau-video-nhan-vien-nha-hang-va-thuc-khach-lanh-lung-bo-mac-co-gai-ngat-xiu-vi-so-nhiem-covid-19-22020163124846857.htm

Covid-19

ngất xỉu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.