Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng

Không chỉ có một xuất thân đầy những nghi vấn, Tần Thủy Hoàng còn sở hữu một vẻ ngoại hình gây nhiều tranh cãi đối với hậu thế.

Không chỉ có một xuất thân đầy những nghi vấn, Tần Thủy Hoàng còn sở hữu một vẻ ngoại hình gây nhiều tranh cãi đối với hậu thế.

Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng

Giả thuyết về vẻ ngoài dị hợm của "Thiên cổ nhất đế"

Miêu tả về ngoại hình của "Thiên cổ nhất đế" Tần Thủy Hoàng, cuốn "Sử ký" trong mục "Tần Thủy Hoàng bản kỷ" từng ghi lại lời nói của Úy Liễu (người nước Đại Lương): "Vua Tần là người phong chuẩn, trường mục, chí điểu ưng, sài thanh".

Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.
Tần Thủy Hoàng được Úy Liễu miêu tả là người mũi cao, mắt dài, ngực chim ác, tiếng sói. Ảnh minh họa.

Trong đó, cái gọi là "phong chuẩn" chính là chỉ sống mũi gồ lõm hình yên ngựa. Theo Nhân tướng học, mũi lõm bị xếp vào đặc điểm của kiểu tướng mạo xấu.

"Chí điểu ưng" là chỉ phần xương ngực nhô ra như ức con chim. Theo y học hiện đại, đây chính là biểu hiện của bệnh "ngực ức gà", hay còn có tên gọi khác là tật lồi xương ngực.

"Sài thanh" nói hoa mỹ thì là "giọng nói vang như tiếng sói", nhưng thực ra lại chỉ chất giọng khàn khàn, là biểu hiện của bệnh viêm khí quản.

Như vậy, ngoại hình của Tần Thủy Hoàng được khắc họa qua lời của Úy Liễu lại là một người ngực lồi, mũi lõm, giọng khàn. Các biểu hiện này tựu chung lại đều là dấu hiệu của căn bệnh thoái hóa xương.

Danh tiếng vang lừng, ngoại hình bí ẩn

Tuy nhiên, giả thuyết trên về ngoại hình của Tần Thủy Hoàng vấp phải luồng phản đối hết sức gay gắt từ đại bộ phận giới sử học Trung Quốc.

Đến từ Viện Mỹ thuật Tạo hình trực thuộc Đại học Thanh Hoa, giáo sư Đỗ Đại Khải cho biết, hầu hết những hình dung của hậu thế về ngoại hình của các vị đế vương phần lớn đều dựa vào tranh vẽ từ "Lịch đại đế vương đồ".

"Lịch đại đế vương đồ" là một họa phẩm của tác giả Diêm Lập Bản, vẽ lại chân dung của 13 Hoàng đế tiêu biểu trong lịch sử Trung Hoa từ thời Tây Hán đến đời nhà Thùy.

Vậy nhưng, điều kỳ lạ nằm ở chỗ: họa phẩm này có chân dung của những vị Khai quốc Hoàng đế, cũng vẽ cả những vị vua vong quốc, nhưng tuyệt nhiên lại không có chân dung của "Thiên cổ nhất đế" Tần Thủy Hoàng.

Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng - Ảnh 2.
Tần Thủy Hoàng đã vắng mặt trong họa phẩm chân dung các Hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa.

Nguyên nhân nằm ở chỗ, từ thời Tây Hán, xã hội phong kiến Trung Hoa đã mang nặng quan điểm "trục xuất Bách gia, độc tôn Nho thuật". Theo đó, Nho gia trở thành tư tưởng chính thống.

Trong khi đó, Tần Thủy Hoàng từng thẳng tay thi hành chính sách đốt sách chôn nho, cực đoan phản đối tư tưởng Nho gia. Đây rất có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không được "góp mặt" trong họa phẩm "Lịch đại Đế vương đồ".

Như vậy, những bức tranh chân dung của Tần Thủy Hoàng được lưu truyền lại liệu có đáng tin cậy?

Ngoại hình trượt dốc cũng bởi lao lực quá độ

Các nhà sử học Trung Quốc đa phần đều khẳng định: Tần Thủy Hoàng sinh ra ở đất Tần, là người Tây Bắc, mang dáng vẻ cao lớn, khôi ngô điển hình của người Hán ở vùng Tây Bắc. Bởi vậy, vị Hoàng đế này ắt phải sở hữu tướng mạo anh tuấn, phi phàm.

Cũng đến từ Đại học Thanh Hoa, giáo sư Bạc Tùng Niên đưa ra giả thuyết: rất có thể, những bức chân dung của Tần Thủy Hoàng đều được mô phỏng theo tranh của Tấn Võ đế Tư Mã Viêm.

Theo đó, Tần Thủy Hoàng được phác họa thành một vị Hoàng đế có lưng thẳng, khóe miệng mím chặt, hai mắt thâm trầm, khí độ uy vũ, dáng vẻ đường đường. Nhưng những họa phẩm này lại tuyệt nhiên thiếu đi căn cứ xác thực về ngoại hình của vị vua này.

Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng - Ảnh 3.
Hầu hết các bức tranh chân dung của Tần Thủy Hoàng được truyền lại cho hậu thế đều thiếu tính xác thực. Ảnh nguồn internet.

Thầy giáo Triều Phúc Lâm đến từ khoa Lịch sử thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng: không phải vĩ nhân nào cũng sở hữu dáng vẻ cao lớn.

Do đó, chúng ta khó có thể khẳng định Tần Thủy Hoàng là người bị "còi xương", dị hợm, cũng chưa chắc ông là người cao lớn, bởi dáng vẻ bên ngoài sẽ theo thời gian mà thay đổi. Bàn về ngoại hình của Tần Thủy Hoàng, thứ khiến hậu thế quan tâm nhiều hơn cả chính là dung mạo.

Những nguồn sử liệu có thông tin về tướng mạo của Tần Thủy Hoàng vô cùng ít ỏi, họa chăng chỉ có lời nói của Úy Liễu được lưu lại trong Sử ký mà thôi!

Chính bởi sự khan hiếm về nguồn tài liệu tham khảo nên hình tượng của Tần Thủy Hoàng trong các tác phẩm văn học, điện ảnh phần lớn đều tạo hình theo tưởng tượng.

Đến từ Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây, nghiên cứu viên Trương Minh Hiệp nói: "Không ai ở thời đại chúng ta từng được gặp qua Tần Thủy Hoàng. Các tác phẩm nghệ thuật cũng chủ yếu dựa vào hành động, tính cách để từ đó khắc họa nên ngoại hình của Hoàng đế."

Sự thật gây tranh cãi về tướng mạo Tần Thủy Hoàng - Ảnh 4.
Hình tượng Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh. Ảnh nguồn internet.

Căn cứ vào việc phân tích hành động, tính cách, nhiều nhà sử học Trung Hoa đã đưa ra hình tượng phác họa về Tần Thủy Hoàng.

Sinh thời, Doanh Chính vốn là một người ương ngạnh, bảo thủ, luôn tự mình quyết định mọi việc, mỗi ngày phê duyệt tới 60 cân văn thư nên cơ thể bị suy nhược trầm trọng. Bởi vậy, ông có dáng vẻ hơi gầy, ánh mắt thâm trầm, lông mi dài, mũi cao, má hơi nhô lên.

Do công việc triều chính nặng nề, hay tuần du vào những ngày nắng nóng, lại lạm dụng những thứ "thuốc trường sinh" làm từ độc dược, Tần Thủy Hoàng có mắc thêm chứng viêm màng não và động kinh vào lúc cuối đời.

Rất có thể chính những căn bệnh trên đã gây ảnh hưởng tới ngoại hình của Thủy Hoàng, biến vị "Thiên cổ nhất đế" này từ một vĩ nhân uy vũ bất phàm thành một người có dáng vẻ "dị hợm" như trong "Sử ký" từng miêu tả.

Theo Trần Quỳnh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.