Sự thật mối tình Càn Long - Lệnh Phi và bí mật kinh hoàng phía sau việc truyền ngôi cho con trai Lệnh Phi

Sau khi xem bộ phim "Diên Hy công lược", rất nhiều người nghĩ rằng Càn Long yêu thương Lệnh Phi vô cùng. Nhưng sự thật có phải vậy?

Sau khi xem bộ phim "Diên Hy công lược", rất nhiều người nghĩ rằng Càn Long yêu thương Lệnh Phi vô cùng. Nhưng sự thật có phải vậy?

Gia Khánh là người như thế nào?

Gia Khánh Hoàng đế (1760 - 1820) hay còn được biết đến với cái tên Thanh Nhân Tông, nguyên danh là Vĩnh Diễm, con trai thứ 15 của Càn Long Đế với Lệnh Ý Hoàng quý phi. Mặc dù trong sử sách không tìm thấy những ghi chép nói rằng Gia Khánh là một kẻ hoang dâm, tham lam và ngu dốt nhưng ông là một người khá tầm thường, không có tài cán xuất chúng như các vị huynh đệ khác.

Gia Khánh là một người có lối sống giản dị, có lý tưởng cao và luôn mong muốn được thanh trừng những gian thần trong triều đình. Do đó, khi Càn Long qua đời, Gia Khánh đã xử tử Hòa Thân - một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc.

Dưới thời cai trị của mình, Gia Khánh từng thực hiện một cuộc cải cách có quy mô khá lớn, cố gắng khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân và chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa. Bên cạnh đó, ông còn thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Mặc dù có cố gắng nhưng tài trị quốc kém cỏi khiến thời trị vì của Gia Khánh xảy ra mâu thuẫn xã hội gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình thối nát, khởi nghĩa xảy ra khắp nơi.
Sự thật mối tình Càn Long - Lệnh Phi và bí mật kinh hoàng phía sau việc truyền ngôi cho con trai Lệnh Phi-1

Đất đai phần lớn tập trung vào tay quan lại và địa chủ. Nông dân trắng tay, chỉ đi làm thuê cuốc mướn và làm nô lệ. Giai đoạn này được sử gọi là Gia Đạo trung suy. Cuối cùng, đế chế cường thịnh Khang - Càn phát triển rực rỡ suốt hơn 100 năm đã tiêu tán dưới tay hoàng đế Gia Khánh.

Trong thời gian tại vị, Gia Khánh nhiều lần bị hành thích bất thành. Năm 1820, Gia Khánh đột ngột băng hà ở tuổi 60 tại sơn trang Thừa Đức. Cái chết của vị Hoàng đế này được sử sách ghi lại một cách rất chung chung, nhưng trong dân gian lại lưu truyền không ít những giai thoại về việc Gia Khánh đế chết vì bị… sét đánh!

Càn Long cưng chiều Lệnh Phi hết mực

Nói về mối quan hệ này, nhiều sử gia nói rằng nhìn cách Càn Long Đế tổ chức tang lễ cho Lệnh Phi, thời kỳ sinh nở liên tiếp của bà và đặc biệt là việc Càn Long lập con trai Thập ngũ A Ca lên làm vua, là biết Càn Long đế yêu thương vị phi tần như thế nào.

Lệnh Phi Ngụy thị lúc mới nhập cung chỉ là một cung nữ thấp cổ bé họng nhưng 6 năm sau, bà đã được Càn Long đế sắc phong làm Quý nhân. Sau khi chuyển mình từ nô tì thành chủ tử, Ngụy thị từng bước từng bước đi lên vị trí Hoàng quý phi, cai quản lục cung và khi qua đời được truy phong làm Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Sự yêu thương của Càn Long dành cho Lệnh Phi còn thể hiện qua việc sủng hạnh liên tục, cũng nhờ đó mà bà liên tiếp mang thai và sinh hạ cho Càn Long Đế 2 công chúa, 4 hoàng tử. Cụ thể, từ năm 1756 đến năm 1760, bà mang thai 5 lần, sinh được 2 công chúa và 2 hoàng tử, một lần không may bị sảy thai. Năm 1762, bà sinh Hoàng thập lục tử và năm 1766, bà sinh hạ Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân ở độ tuổi 39.

Năm 1765, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng, bị giam lỏng trong cung. Lúc này, Lệnh Phi được sắc phong làm Hoàng quý phi, cai quản lục cung.

Khi qua đời ở tuổi 49, Càn Long đế còn ngừng thiết triều 5 ngày, để tang Lệnh Phi. Lượng văn vật bồi táng của bà còn được thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường dành cho Hoàng quý phi khi tổng cộng có tới 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu. Bên cạnh đó, Lệnh Ý hoàng quý phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng cùng với Càn Long tại địa cung.

Nhiều nhà sử gia còn cho rằng, sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất là vào năm Càn Long thứ 60 (1795), khi ông lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.

Lệnh Phi không phải là người Càn Long yêu nhất
Sự thật mối tình Càn Long - Lệnh Phi và bí mật kinh hoàng phía sau việc truyền ngôi cho con trai Lệnh Phi-2

Ngoài ý kiến đó, nhiều nhà sử gia khẳng định rằng, trong 3 vị Hoàng hậu, Càn Long yêu Phú Sát Hoàng hậu nhất, không yêu Kế Hoàng hậu còn Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu thì không rõ ông có yêu hay không. Thậm chí, có người còn hoài nghi Càn Long đế sủng ái Lệnh Phi chỉ là do cái bóng của Phú Sát Hoàng hậu.

Bởi lẽ, khi nhập cung, Lệnh Phi tuy thân phận là cung nữ nhưng Ngụy thị cũng có gia thế nhất định trong các nữ tử Bao y, nên có thể bà được trở thành cung nữ thân cận của Hiếu Hiền Hoàng hậu, do đích thân vị Hoàng hậu này chỉ bảo. Vì vậy, không loại trừ khả năng Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do người ông từng yêu thương nay được “tái sinh” trong cô gái Ngụy thị. Để rồi đến khi Lệnh Phi qua đời và được truy Hậu, Càn Long đế cũng lấy lý do bồi hầu Hiếu Hiền Hoàng hậu phụ địa cung.

Bên cạnh đó, Càn Long có hành động phân biệt đối xử khá kỳ quặc với vị Lệnh Phi này. Theo luật lệ của nhà Thanh, sắc phong một vị phi tần nào đó lên Quý phi sẽ được ra chỉ dụ tế cáo Thái miếu (như đã làm với Nhàn Quý phi, Thuần Quý phi, Gia Quý phi), nhưng đến Lệnh Phi lễ sắc phòng này bị dẹp bỏ.

Ngược lại, vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Khánh Quý phi được sắc phong, Càn Long vẫn ra chỉ dụ tế cáo Thái miếu như thường lệ. Câu hỏi được đặt ra là Càn Long sủng ái Lệnh Phi vậy tại sao không dành những nghi lễ trang trọng như theo quy định cho phi tử của mình?

Đỉnh cao của sự nghi ngờ về tình cảm của Càn Long đối đãi với Lệnh Phi thể hiện qua vị trí Hoàng quý phi của Ngụy Giai thị mang trên người ròng rã suốt 10 năm. Theo luật lệ Thanh triều, Hoàng đế có thể lập tân hậu sau khi mãn tang vị Hoàng hậu cũ 3 năm. Thế nhưng, Lệnh Phi lại mang danh Hoàng quý phi suốt 10 năm và chỉ đến khi qua đời, con trai lên ngôi vua mới được truy phong làm Hoàng hậu.

Tuy nhiên, đến lúc nhắm mắt xuôi tay, được con đẻ truy phong danh Hoàng hậu, Lệnh Ý Hoàng quý phi cũng không được nhận trọn vẹn những ân huệ như luật lệ. Theo ân điển của một Hoàng hậu được truy phong, thần vị của bà nên có ở Thái miếu và cử hành nghi lễ tế cáo đất trời. Nhưng cuối cùng, Càn Long vẫn nhất quyết đặt thần vị của Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu ở điện Phụng Tiên, chứ không được đưa vào Thái miếu, mặc dù được các đại thần đề nghị.

Còn lý giải về việc Càn Long chọn con trai của Lệnh Phi là Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm lên ngôi Hoàng đế là vì tình yêu của ông đối với Lệnh Phi, nhiều sử sách ghi lại rằng chẳng qua lúc này Càn Long đế không còn lựa chọn nào tốt hơn, bởi vì các con của ông lúc này người qua đời từ sớm, người bị thương tật, kẻ không có chí tiến thủ.

Bên cạnh đó, Càn Long chọn Vĩnh Diễm vì vị Hoàng tử này rất hiếu thảo, nhất nhất nghe theo lời ông, nên khi Càn Long nhường ngôi lui về làm Thái Thượng Hoàng, ông vẫn có thể nằm quyền lực trong tay, biến Gia Khánh đế (Vĩnh Diễm) làm một vị Hoàng đế bù nhìn, có danh nhưng không có thực. Cũng vì đó mà trong giai đoạn này, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế” và được sử gọi là biện pháp “Huấn chính”.

Còn về việc truy phong Lệnh Ý Hoàng quý phi làm Hoàng hậu và có thêm 18 kiện bồi táng là do Càn Long đế muốn giữ thể diện cho vị Hoàng đế tương lai. Bởi lẽ, Lệnh Phi xét cho cùng cũng chỉ xuất thân từ một cung nữ có địa vị thấp kém, không có gia thế hiển hách chống lưng như các vị phi tần khác.

Theo Khoevadep


mối tình Càn Long Lệnh Phi

lịch sử Trung Quốc

Càn Long


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.