Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố "gây bão" mạng xã hội

Đoạn clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt và được một số trang tin nước ngoài đăng tải.

Ấn Độ hiện đang là tâm điểm chú ý của thế giới khi quốc gia này đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19 bùng phát đợt hai. Các bệnh viện tại đây đang trong tình trạng quá tải với hơn 300.000 ca mắc mới mỗi ngày. Thiếu giường bệnh, oxy y tế, thuốc điều trị và những trang thiết bị cần thiết khác đã khiến các ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ tăng phi mã trong những ngày vừa qua.

Mới đây, trên mạng xã hội Twitter đã lan truyền một đoạn clip cho thấy nhiều người dân Ấn Độ ngã gục trên đường phố, họ nằm vật vã la liệt trước sự kinh hoàng của những người chứng kiến xung quanh.

Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố gây bão mạng xã hội-1

Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố gây bão mạng xã hội-2
Nhiều người dùng mạng chia sẻ đoạn video người dân Ấn Độ ngã gục trên đường.

Đoạn clip được chú thích là khung cảnh kinh hoàng tại Ấn Độ trong đợt bùng phát Covid-19 lần 2. Thậm chí, tờ New York Post cũng đã sử dụng hình ảnh một người phụ nữ ngã gục trong đoạn clip trên để lấy hình minh họa cho bài viết về cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ với tiêu đề: "Covid-19 tăng đột biến, 'nuốt chửng' người dân Ấn Độ".

Tờ báo này cũng cho hay có nhiều người chết vì Covid-19 trên đường phố ở Ấn Độ và bị bỏ mặc. Tuy nhiên ngay sau đó, trang tin này phải thay hình ảnh khác và sửa lại thông tin sau khi nhiều trang tin Ấn Độ đăng tải sự thật đằng sau clip gây bão ở trên.

Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố gây bão mạng xã hội-3Tờ New York Post ban đầu sử dụng một hình ảnh trong đoạn clip gây bão để làm minh họa cho bài viết về cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ.

Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố gây bão mạng xã hội-4Sau đó tờ báo này phải đổi sang hình minh họa khác.

Theo đó, thực chất đoạn clip ghi lại một vụ rò rỉ khí gas từ một nhà máy hóa chất ở Visakhapatnam, Ấn Độ vào tháng 5/2020. Hệ quả của vụ rò rỉ này là nhiều người nằm la liệt trên đường vì bị ngạt khí. Cụ thể là hàng trăm người dân sống trong khu vực gần nhà máy LG Polymers, đã phải nhập viện sau khi có triệu chứng đau đầu, nôn mửa và khó thở sau vụ rò rỉ khí gas. Các hộ dân đã phải sơ tán đi nơi khác và vụ rò rỉ cũng đã khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em.

Sự thật phía sau đoạn clip người dân Ấn Độ mắc Covid-19 ngã gục, nằm la liệt trên đường phố gây bão mạng xã hội-5Những hình ảnh này thực chất là từ một vụ rò rỉ khí gas năm 2020.

Không thể phủ nhận mức độ kinh hoàng của cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ nhưng không vì thế mà lan truyền những thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng khiến dư luận càng thêm hoang mang, sợ hãi. Do vậy, người dùng mạng cần sáng suốt và minh mẫn hơn khi chia sẻ những thông tin liên quan đến tình hình Covid-19 ở Ấn Độ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/su-that-phia-sau-doan-clip-nguoi-dan-an-do-mac-covid-19-nga-guc-nam-la-liet-tren-duong-pho-gay-bao-mang-xa-hoi-162212904150729210.htm

Covid-19

Ấn Độ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.