- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao các bà mẹ Trung Quốc đặt cược tất cả vào giáo dục?
Ở nông thôn Trung Quốc, các bà mẹ “peidu”, những người đã dành cả cuộc đời để giám sát việc giáo dục con cái, đang gia tăng. Nhưng cái giá cho điều đó là gì?
Qi Weiwei dễ dàng phát hiện ra điều này khi về thăm các vùng nông thôn hàng năm để nghiên cứu và đi điền dã với tư cách là một tiến sĩ về chủ nghĩa xã hội khoa học. Mùa hè năm ngoái, Qi đến thăm một ngôi làng ở quận Dongzhi, phía đông tỉnh An Huy, nơi cô thường nghe mọi người bàn tán về các bà mẹ peidu.
Trong ngôi làng nghèo khó này, những cư dân cao tuổi nói rằng tất cả những người trẻ đã di cư lên thành phố. Con trai thì tìm việc làm ở các trung tâm đô thị khác nhau, còn con gái và con dâu chăm sóc con cái ở trung tâm huyện Yanghu.
Một người địa phương thậm chí còn nói với Qi về các nhóm WeChat dành cho đàn ông và phụ nữ cô đơn ở Yanghu, nơi họ thỉnh thoảng gặp nhau bằng tình một đêm. Một số người tham gia vào các cuộc hò hẹn như vậy là những bà mẹ trẻ peidu.
Peidu - nghĩa đen là “giáo dục kèm cặp” - là một thực tế ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nơi một phụ huynh, thường là mẹ, bỏ công việc của mình để dành toàn bộ thời gian cho việc giám sát con cái trong độ tuổi đi học.
Lạc quan tuyệt vọng
Một người mẹ đón con trai sau giờ học, tỉnh Hà Nam, năm 2020.
Năm ngoái, Qi đã chọn đến thăm quận Dongzhi trong kỳ nghỉ hè - thời điểm các bà mẹ thường trở về làng với con cái của họ. Những người mẹ peidu ở quận Dongzhi, ngày càng tăng về số lượng, đã khơi gợi sự tò mò của cô.
Qi đã gặp một bà mẹ ở độ tuổi 30 có chồng làm công việc trang trí ở Bắc Kinh.
Vì có con gái lớn đang học trung học ở thị trấn Dương Hồ, cô từ bỏ công việc ở thủ đô và quay về dành toàn thời gian cho con. Cùng với cô con gái nhỏ 4 tuổi, cả ba sống đạm bạc. Hơn một nửa thu nhập của gia đình được dùng cho việc thuê nhà và chi phí sinh hoạt.
Trong số các gia đình nông thôn, hầu như luôn luôn có các bà mẹ từ bỏ công việc của họ.
Thông thường, họ sống trong những căn hộ nhỏ, thuê gần trường học của con. Mỗi ngày là một lịch trình bận rộn để nấu các bữa ăn và giúp đỡ con hoàn thành việc học ở trường. Sau giờ học, họ thậm chí còn nghiên cứu cẩn thận các biểu hiện của con mình và luôn đồng hành cùng chúng.
“Một số bà mẹ quản lý rất chặt chẽ. Cô ấy có thể biết mất khoảng 20 phút để đi từ trường về nhà. Nếu con cô ấy không có mặt ở nhà trong thời gian đó, cô ấy sẽ đi tìm giáo viên”, Qi nói.
Qi dễ dàng nhận thấy sự lo lắng, đau khổ và bị cô lập trong cuộc sống hàng ngày của các bà mẹ peidu. Họ sống xa nhà, tương tác xã hội chủ yếu là với những người mẹ khác cùng cảnh ngộ, hoặc trong những lần chơi mạt chược và các chuyến đi mua sắm. Hầu hết các bà mẹ không có việc làm và lịch làm việc của họ ngược lại với những nhân viên văn phòng bình thường nên rất khó để hòa nhập.
Một số tìm thấy sự giải thoát trong các phòng chơi poker hoặc khiêu vũ. Một số thậm chí nảy sinh tình cảm với người khác, và việc ly hôn không phải là hiếm.
Lựa chọn một mất một còn
Một cậu bé làm bài tập về nhà trong ngôi nhà do mẹ thuê vào năm 2017.
Qi lớn lên ở vùng nông thôn tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Khi cô còn là học sinh, rất ít phụ huynh ở quê lên thị trấn để kèm con đi học. Thông thường, cha mẹ làm việc ở thành phố, để lại con cái ở làng với ông bà.
Nhưng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, hiện tượng peidu đã dần chiếm ưu thế.
Năm 2001, Trung Quốc đưa ra chính sách sáp nhập các trường học ở nông thôn, sau đó nhiều trường buộc phải đóng cửa. Kể từ đó, số trường tiểu học nông thôn trên toàn quốc giảm từ 440.000 xuống còn 155.000 vào năm 2012. Nguồn lực giáo dục tập trung nhiều hơn ở các thị trấn của quận huyện khi các trường tiểu học và trung học ở làng quê nhanh chóng biến mất.
Vì rất khó để các gia đình chuyển hộ khẩu đến thành phố nơi họ làm việc để con cái đi học ở đó, nên học tập tại thị trấn hay khu vực trung tâm của quận là lựa chọn duy nhất.
Tại quận Dongzhi của An Huy, Qi nhận thấy rằng cơ hội việc làm cho các bà mẹ bị hạn chế nghiêm trọng. Một số ít làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, nơi có mức lương thấp.
Theo Qi, thế hệ phụ nữ này bị kẹt giữa nông thôn và thành phố. Họ đã trải nghiệm cuộc sống thành phố và hiểu giá trị của giáo dục hơn thế hệ cha mẹ từng là nông dân. Tuy nhiên, họ cũng mang truyền thống đặt gia đình và con cái lên hàng đầu, vì vậy họ trở về nhà để cống hiến hết mình cho thế hệ sau.
“Cũng có một số ít các bà mẹ không muốn làm việc ở thành phố và vì vậy, nhân danh peidu, họ chơi mạt chược cả ngày và quên đi những phiền muộn của họ”.
“Tuy nhiên, phần lớn cảm thấy áp lực từ xã hội và con cái - nếu bạn không peidu, người thân và bạn bè của bạn sẽ đàm tiếu về bạn”. Đó là một suy nghĩ phổ biến.
Trường học cũng áp đặt kỳ vọng vào phụ huynh. Hiệu trưởng các trường tiểu học và trung học ở thủ phủ của quận nói với Qi rằng các trường sẽ thích phụ huynh ở gần. Bằng cách đó, việc giảng dạy sẽ suôn sẻ và giúp trẻ phát triển hơn.
Nhưng sự hy sinh có thực sự giúp ích?
Quang cảnh bên ngoài ngôi nhà do một bà mẹ “peidu” thuê.
Là một nhà nghiên cứu, Qi tỏ ra bi quan. “Phần lớn, sự kèm cặp đó không giúp ích được gì. Cuối cùng, chỉ một số ít học sinh đạt điểm cao và vượt qua kỳ thi để vào đại học”.
Các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy kết quả tương tự tại các làng và thị trấn ở Cam Túc, Sơn Tây và Hồ Bắc của Trung Quốc. “Họ khó có thể thay đổi bất cứ điều gì. Tất cả những gì họ có thể làm là chăm sóc tốt cho cuộc sống hàng ngày của con cái, đảm bảo chúng ăn uống đầy đủ”, Qi nói.
Vòng lặp luẩn quẩn
Quang cảnh nhà máy nơi nhiều bà mẹ “peidu” địa phương làm việc.
“Vào thời điểm peidu kết thúc, rất nhiều bà mẹ ở độ tuổi 40 hoặc 50 cơ bản không thể tham gia thị trường việc làm. Họ buộc phải dựa vào chồng hoặc tìm những công việc lao động chân tay ở quận lỵ, chẳng hạn như rửa bát”, Qi nói.
Họ nhận ra rằng, họ không có công việc, không có bạn bè và không kết nối xã hội.
Theo Qi, khi trách nhiệm nuôi dạy con cái tăng lên, các trường học và các cơ quan quản lý giáo dục công phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Việc lập kế hoạch và bố trí giáo dục ở các quận lỵ là đặc biệt quan trọng.
“Chúng ta nên cải thiện giáo dục ở các thị trấn cho cư dân nông thôn không thể đến thành phố, và cố gắng giảm bớt gánh nặng kinh tế của họ. Các trường học ở trung tâm quận nên cung cấp các dịch vụ công tương ứng cho những trẻ em này”, cô nói.
Theo Qi, một số bà mẹ đã “thành công”. Nhưng thành công của họ phải trả giá.
Cô đã gặp một người phụ nữ có con gái đỗ vào một trường đại học tốt. Nhưng mối quan hệ của họ đã rất căng thẳng khi cô bé còn học cấp hai. Người mẹ nói với Qi: “Peidu rất quan trọng - nó đáng để nỗ lực”.
Giờ đây, bà mẹ này đã chuyển sự chú ý sang cậu con trai mới bắt đầu học năm nhất trung học cơ sở tại quê nhà.
Cô nói: “Nếu tôi không peidu, các con sẽ đổ lỗi cho tôi vì chúng bị điểm kém và không thể vào được một trường đại học tốt. Tôi đã làm những gì tôi phải làm. Dù kết quả ra sao, ít nhất tôi sẽ cảm thấy thanh thản vì đã làm hết mình vì con”.
Theo Vietnamnet
-
Thế giới2 giờ trướcMột nam thanh niên 25 tuổi ở Jhunjhunu, bang Rajasthan, bất ngờ tỉnh lại ngay trước giờ được đưa đi hỏa táng.
-
Thế giới3 giờ trướcMột trong những 'thánh ăn' nổi tiếng ở xứ sở kim chi đã khiến người dùng mạng ngạc nhiên khi tiết lộ tăng 4,8kg chỉ sau một bữa ăn.
-
Thế giới7 giờ trướcThị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.
-
Thế giới8 giờ trướcChủ sở hữu của một phòng khám sản phụ khoa không có giấy phép đã bị buộc tội với nhiều tội danh sau khi vứt xác 1 bệnh nhân tử vong.
-
Thế giới8 giờ trướcCư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ trước hành động khiêu khích tàn nhẫn của kẻ sát nhân sau khi mãn hạn tù, hắn mở tiệc ăn mừng và đốt pháo ngay trước nhà nạn nhân.
-
Thế giới11 giờ trướcMột máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga đã bốc cháy trong lúc hạ cánh tại sân bay Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn lửa bốc lên từ một trong những động cơ của máy bay.
-
Thế giới11 giờ trướcMột tu viện Phật giáo ở Thái Lan đang bị điều tra sau khi chính quyền phát hiện hơn 40 thi thể được nói là để thực hành thiền định.
-
Thế giới12 giờ trướcĐi theo Google Maps, 3 người đàn ông đã tử vong khi xe ô tô lao khỏi cây cầu chưa hoàn thiện.
-
Thế giới12 giờ trướcVì muốn chiêu đãi bạn gái món ăn yêu thích, thiếu niên 15 tuổi ở Selangor đã liều lĩnh tìm tới những kẻ cho vay nặng lãi trong vùng.
-
Thế giới15 giờ trướcVụ tai nạn xảy ra gần ngã tư Talagasipalli ở Garladinne mandal trong khi những công nhân làm việc tại một đồn điền chuối gần Thimmampeta đang đi làm về.
-
Thế giới15 giờ trướcBị cấp giấy chứng tử "oan", người đàn ông 40 tuổi cho rằng gây tội nghiêm trọng là cách tốt nhất để chứng minh mình còn sống.
-
Thế giới15 giờ trướcThấy đôi chân buông thõng từ nóc tàu điện, người đàn ông trèo lên để kiểm tra thì phát hiện người nằm trên nóc toa tàu là một cậu bé 13 tuổi.
-
Thế giới15 giờ trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối "quay xe" biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát Italia đã thu hồi được kho báu gồm nhiều cổ vật quý giá được cho là thuộc về nền văn minh Etruscan, đã bị khai quật bất hợp pháp từ lăng mộ ở vùng Umbria.