Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: "Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình"

Dù Vũ Hán đang là "ổ dịch" và 5 triệu người đã rời bỏ nơi đây để lánh nạn nhưng vẫn có những người con Vũ Hán luôn mong mỏi được về nhà.

Dù Vũ Hán đang là "ổ dịch" và 5 triệu người đã rời bỏ nơi đây để lánh nạn nhưng vẫn có những người con Vũ Hán luôn mong mỏi được về nhà.

Mei Ke và gia đình lên máy bay rời khỏi thành phố Vũ Hán vào ngày 14/1 cho kì nghỉ Tết nguyên Đán. Tuy nhiên, chuyến đi này của Mei lại gặp gặp phải điều chẳng ai ngờ đến.

Đáp máy bay được vài ngày, quê hương của cô đã bị phong tỏa vì dịch viêm phổi bùng phát. Quyết định đóng của "ổ dịch" của cơ quan chức năng khiến gia đình Wei cùng hàng nghìn người con Vũ Hán mắc kẹt ở nơi khác, những khu vực mà họ không hề được chào đón vì mọi người đều cho rằng người đến từ "ổ dịch" tất cả đều mang mầm bệnh trong người.

Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-1


Khi rời khỏi Vũ Hán cùng với bà và anh trai để đi đến thành phố Phòng Thành Cảng thăm bố mẹ đang làm thời vụ ở các nhà máy tại đây, Mei không hề hay biết gì về dịch bệnh nguy hiểm. 1 tuần trước đó, cơ quan y tế ở Trung Quốc đã đưa ra thông báo về một chủng virus mới có thể gây ra bệnh viêm phổi nhưng họ dự đoán khả năng tạo nên dịch bệnh là rất thấp. Ngày gia đình Mei đến Phòng Thành Cảng, Vũ Hán chỉ mới công bố 41 người nhiễm virus và khả năng lây từ người sang người vẫn được nhận định vẫn ở mức thấp.

Thế nhưng, tình hình chuyển biến trở nên phức tạp vô cùng nhanh chóng, ngay đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/1, toàn bộ Vũ Hán, bao gồm 9 triệu người và các phương tiện giao thông, bị phong tỏa. 5 triệu người khác đã tranh thủ thời gian rời khỏi "ổ dịch" trước khi lệnh phong tỏa được thực thi. 

Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-2


Tại Phòng Thành Cảng, từ ngày 25/1, cơ quan chức năng địa phương đã cử các bác sĩ đến kiểm tra nhiệt độ cơ thể của người đến từ Vũ Hán đều đặn 2 lần/ngày. Mei và người thân của mình đều vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe nhưng họ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn phía trước.

Ngày hôm sau, Mei nhận được tin nhắn rằng chuyến bay của cô trở về Vũ Hán đã bị hủy bỏ vì sân bay đã ngừng hoạt động. Và tất nhiên, Mei không thể tìm được một chuyến bay thay thế để về quê nhà đang chịu lệnh phong tỏa.

Không lâu sau đó, khách sạn mà gia đình Mei đang lưu trú bất ngờ yêu cầu họ rời đi. Sau đó, không một nơi nào chịu cho họ đến ở vì sợ bị lây nhiễm virus corona. Bố mẹ Mei cuối cùng cũng năn nỉ được chủ cho gia đình ở tạm tại một cabin nhỏ nằm ở bên cạnh nhà máy.

Cabin không có nhà bếp nên cả gia đình Mei không còn cách nào khác là phải đi ra ngoài để mua thức ăn. Cuộc sống của họ ở xứ người ngày càng khó khăn vì đi đến nhà hàng nào, người ta cũng đều gọi báo cảnh sát khi biết được Mei và người nhà đến từ Vũ Hán.

"Tôi cảm giác như mình là kẻ bỏ trốn vậy,. Chúng tôi cần phải ăn nhưng mỗi khi chúng tôi lái xe ra ngoài thì sẽ bị mọi người nhìn với ánh mắt đầy soi mói và dò xét" - Mei tâm sự.

Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-3Người dân ở một số khu vực của Trung Quốc đã tự thực hiện những biện pháp cấm người Vũ Hán.

Người dân ở Phòng Thành Cảng cố gắng tránh né gia đình Mei hết mức có thể. Thậm chí, nhiều người quá khích còn hét vào mặt những người con của Vũ Hán. Một lần nọ, 1 đồng nghiệp của bố Mei nói với ông rằng dân địa phương rất mong muốn gia đình cô có thể "rời khỏi nơi đây để đảm bảo sức khỏe cho những người khác".

Chính vì lẽ đó nên gia đình Mei cố gắng tránh mọi sự chú ý và tuyệt đối giữ im lặng mỗi khi ra đường. Thế nhưng, điều này vẫn không làm giảm bớt áp lực tâm lí mà cả nhà cô phải chịu đựng, mỗi ngày càng tăng lên, khiến 2 mẹ con cô nhiều lần bật khóc.

"Tôi hiểu việc ngăn chặn virus lây lan là cấp bách và chúng tôi đã hợp tác với chính quyền địa phương. Chúng tôi không thể chịu được khi bị mọi người chửi bới" - Wei nói.

Mặc dù những người Vũ Hán đã bày tỏ sự cảm kích đối với những hỗ trợ y tế mà họ nhận được trong thời gian bị mắc kẹt vì dịch bệnh nhưng căng thẳng vẫn đang leo thang ở một số khu vực khi mà người dân kiên quyết cách ly bản thân với người đến từ "ổ dịch".

Ở Hà Nam, thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, người dân đã dựng trạm kiểm soát và chặn đường để cấm người Vũ Hán. Trong một vài trường hợp, chính quyền địa phương đã khóa cửa nhà của người trở về từ Vũ Hán bằng thanh thép để không cho họ ra ngoài.

Không ít dân mạng khen ngợi biện pháp cứng rắn của chính phủ giữa lúc dịch bệnh hoành hành nhưng người Vũ Hán cho rằng nỗi lo sợ đang khiến con người hành xử một cách thái quá.

Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-4Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-5
Người đến từ Vũ Hán đều bị yêu cầu kiểm tra sức khỏe mỗi ngày.

Zhang Wen, 1 sinh viên ở Vũ Hán, đã bị sốc trước sự đối xử của mọi người khi trở về quê nhà ở thị trấn Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến vào ngày 18/1. 5 ngày sau khi về nhà ăn Tết, danh sách người người Tam Minh trở về từ Vũ Hán bị rò rỉ trên ứng dụng WeChat. Tài liêu này bao gồm tên tuổi, số chứng minh thư, địa chỉ và số điện thoại của Zhang.

Theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương, Zhang đã tự cách ly mình tại nhà. Trong thời gian này, cô liên tục nhận được các cuộc gọi từ họ hàng và những người xa lạ, bảo rằng cô nhất định phải ở yên trong nhà để tránh lây bệnh cho người khác.

Sau đó, Zhang còn nghe được rằng mọi người trên mạng đang đồn nhau rằng cô bị nhiễm virus.

"Tôi đã rất tức giận vì những người này đánh giá thông tin cá nhân của tôi mà không hề quan tâm đến quyền riêng tư" - Zhang nói với Sixth Tone.

Tuy nhiên, quê nhà Tam Minh của Zhang không phải là khu vực duy nhất bị tung thông tin lên mạng. Rất nhiều người trở về từ Vũ Hán đều bị xâm phạm quyền riêng tư theo cách tương tự.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người Hồ Bắc tìm cách trở về nhà. Ye Zhigang đã phải rút ngắn chuyến du lịch của mình đến Tây Tạng. Tại thành phố Lhasa, Tây Tạng, Ye lưu trú trong khách sạn do chính quyền chỉ định sau khi bị từ chối check-in vào một loạt khách sạn khác. Ngày 29/1, Ye nhận được nhieu cuộc gọi của khách sạn hỏi rằng khi nào anh sẽ rời đi.

Quê nhà của Ye là thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc, hiện cũng đã rơi vào tình trạng "nội bất xuất ngoại bất nhập" theo yêu cầu của chính phủ. Không chấp nhận bị mắc kẹt ở Tây Tạng, Ye đã đặt vé một chuyến tàu đi ngang Kinh Châu rồi xin người lái tàu dừng lại ở thành phố của mình. Dù dịch vụ tàu lửa khăng khăng rằng tàu sẽ không dừng lại ở tỉnh Hồ Bắc nhưng Ye đã nghe được rằng nhiều người đã được trở về nhà theo đường này.

Tâm sự của người con Vũ Hán vô tình rời đi trước khi dịch bùng phát: Dù quê hương có tệ đến đâu thì vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình-6Ye bay từ Lhasa sang thành phố Trùng Khánh vào tối ngày 31/1 và chỉ có thể chợp mắt được 4 tiếng đến sáng hôm sau thì lên tàu về nhà.

Vì đó là thời điểm Tết Nguyên đán nên trên tàu chỉ có 3 người. Khi đặt chân đến ga tàu Kinh Châu và nghe mùi thuốc khử trùng nồng nặc, Ye biết mình đã về đến nhà.

"Dù tình cảnh ở nhà có tệ đến đâu thì chúng tôi vẫn muốn ở bên cạnh gia đình mình" - Ye nói.

Nói về Mei và gia đình cô, họ cũng mong muốn có thể vượt 1.300km để trở về Vũ Hán. Họ đã gửi yêu cầu đến chính quyền địa phương cho phép đi qua trạm kiểm soát và về nhà nhưng vẫn chưa nhận được hồi đáp. Hiện tại, cả nhà cô vẫn phải sống tạm bợ trong cabin và "Tất cả những gì tôi muốn là được về Vũ Hán" - Mew nói.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/tam-su-cua-nguoi-con-vu-han-vo-tinh-roi-di-truoc-khi-dich-bung-phat-du-que-huong-co-te-den-dau-thi-van-muon-o-ben-canh-gia-dinh-minh-22202072212104.htm

virus corona

Viêm phổi cấp

Trung Quốc

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.