- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tảng băng trôi có kích thước bằng London tách ra ở Nam Cực
Một tảng băng trôi có kích thước gần bằng vùng Greater London đã phá vỡ thềm băng Brunt ở Nam Cực, theo báo cáo nghiên cứu của British Antarctic Survey (BAS).
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra những vết nứt đáng kể trên thềm băng cách đây một thập kỷ, nhưng trong hai năm qua, hai vết nứt lớn đã tiếp tục xuất hiện. Trạm nghiên cứu BAS Halley nằm trên thềm băng Brunt và các nhà nghiên cứu về sông băng cho biết, trạm nghiên cứu này hiện an toàn.
Tảng băng trôi có kích thước khoảng 600 dặm vuông, hoặc 1.550 km2. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự kiện này đã được dự doán trước và không phải là hậu quả của biến đổi khí hậu.
"Sự kiện sinh băng (sự phá vỡ các khối băng) này đã được tiên lượng từ trước và là một phần trong hành vi tự nhiên của thềm băng Brunt. Nó không liên quan đến biến đổi khí hậu. Các nhóm khoa học và vận hành của chúng tôi tiếp tục theo dõi thềm băng trong thời gian thực để đảm bảo nó an toàn và duy trì việc cung cấp các dữ liệu khoa học mà chúng tôi đảm nhận tại Halley", Giáo sư Dominic Hodgson, một nhà băng học của BAS cho biết trong một thông cáo báo chí.
Việc sinh băng diễn ra trong bối cảnh mức độ băng biển thấp kỷ lục ở Nam Cực, nơi đang là mùa hè.
Các nhà khoa học tại Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia đã báo cáo vào đầu tháng 1: "Mặc dù sự suy giảm phạm vi băng biển ở Nam Cực luôn ở mức cao vào thời điểm này trong năm, nhưng nó đã diễn ra nhanh chóng một cách bất thường trong năm nay". Theo đó, phạm vi băng biển đứng ở mức thấp nhất trong hồ sơ do vệ tinh hi lại trong 45 năm qua".
Ảnh chụp vệ tinh thềm băng Brunt trong quá trình trước và đang tách ra. (Ảnh: CNN)
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm dữ liệu nhận dịnh, băng biển thấp một phần là do dải nhiệt độ không khí ấm hơn bình thường, tăng lên 2°C trên mức trung bình trên Biển Ross vào tháng 11 và tháng 12/2022. bên cạnh đó, những cơn gió mạnh cũng đã đẩy nhanh quá trình suy giảm băng biển.
Dữ liệu gần đây cho thấy, băng biển vẫn chưa phục hồi, lục địa này có thể kết thúc mùa hè với kỷ lục tan băng mới trong năm thứ hai liên tiếp.
Nam Cực đã trải qua một giai đoạn thất thoát băng biển kỷ lục trong vài thập kỷ qua, dao động dữ dội từ mức cao kỷ lục đến mức thấp kỷ lục. Không giống như Bắc Cực, nơi các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh tác động của nó, phạm vi băng biển ở Nam Cực là rất khác nhau.
"Có một mối liên hệ giữa những gì đang diễn ra ở Nam Cực và xu hướng chung nóng lên ở phần còn lại của thế giới, nhưng nó khác với những gì chúng ta thấy ở sông băng trên núi và những gì chúng ta thấy ở Bắc Cực", Ted Scambos, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Colorado Boulder và nhà khoa học hàng đầu tại Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia, nói với CNN.
Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978 cho thấy, khu vực này vẫn đang tạo ra lượng băng trên biển cao kỷ lục như năm 2014 và 2015. Sau đó, nó đột ngột giảm vào năm 2016 và duy trì ở mức thấp hơn mức trung bình kể từ đó.
Theo VTV
-
Thế giới2 giờ trướcMột bé gái 8 tuổi ở tỉnh Quảng Đông vừa được cứu sống nhờ vào sự dũng cảm của nhân viên bảo vệ.
-
Thế giới5 giờ trướcTheo dự báo bão mới nhất, bão Bebinca có khả năng mạnh lên thành cuồng phong, đường đi của cơn bão sẽ vào Trung Quốc trong vài ngày tới. Liệu cơn bão mạnh này có ảnh hưởng đến nước ta?
-
Thế giới5 giờ trướcMột bà mẹ đơn thân đã may mắn khi đào được một đồng tiền 500 năm tuổi trị giá 2.500 bảng Anh trong khu vườn sau nhà mình.
-
Thế giới5 giờ trướcHoa hậu vùng Tây Bắc Thụy Sĩ năm 2003 Kristina Joksimovic ra đi ở tuổi 38 sau khi bị chồng sát hại dã man khiến nhiều người bàng hoàng.
-
Thế giới5 giờ trướcSóng thần cao gần 200 mét - là một trong những trận sóng thần lớn nhất từng được ghi nhận - là kết quả của một loạt sự kiện liên tiếp và hiếm có đã xảy ra. Tuy nhiên, không ai trên thế giới chứng kiến sự kiện này (và như vậy đúng là may mắn).
-
Thế giới6 giờ trướcThảm kịch hôn nhân khiến cô gái trẻ bị mù vĩnh viễn sau 2 tháng kết hôn, tất cả chỉ vì cô không cho chồng tiền chơi game.
-
Thế giới6 giờ trướcMột cuộc tranh cãi liên quan đến một trong những địa điểm xuất hiện trong video công bố khỏi bệnh ung thư của Công nương Kate. Nhiều người chỉ ra cảnh quay được thực hiện trên bãi biển khỏa thân.
-
Thế giới6 giờ trướcSau khi Taylor Swift ủng hộ bà Kamala Harris, nhiều khán giả đứng về phía nữ ca sĩ và truy cập vào trang Vote.org để bỏ phiếu. Đây không phải lần đầu giọng ca "Shake it Off" kêu gọi người hâm mộ bỏ phiếu thông qua trang web của chính phủ Mỹ.
-
Thế giới6 giờ trướcHình ảnh cận cảnh một cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên được tiết lộ, khi truyền thông nước này đưa tin về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
-
Thế giới7 giờ trướcCon quái thú thân hình to lớn nhưng khuôn mặt ngộ nghĩnh với phần miệng giống mỏ vịt này đã lang thang ở Bắc Mỹ hơn 72 triệu năm về trước.
-
Thế giới7 giờ trướcCục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho biết bão Bebinca vẫn nằm ngoài Khu vực trách nhiệm của Philippines (PAR), cách cực Bắc Luzon 1.605 km về phía Đông và dự kiến đi vào PAR chiều hoặc tối 13-9.
-
Thế giới7 giờ trướcPhi công trên chuyến bay 1282 của hãng hàng không Alaska Airlines lần đầu tiên kể lại khoảnh khắc kinh hoàng khi cửa sổ và một phần thân máy bay bị thổi bay giữa không trung.
-
Thế giới7 giờ trướcGiới chức Springfield, bang Ohio vừa thông báo tòa thị chính của thành phố này phải sơ tán do bị đe dọa đánh bom, khi các nhà lập pháp bảo thủ ở Mỹ tiếp tục lan truyền những tuyên bố sai lệch về người nhập cư Haiti trong khu vực.
-
Thế giới11 giờ trướcMột người mẹ và con gái đã may mắn thoát chết trong gang tấc khi họ suýt bị chiếc ô tô đâm trúng.