Thảm sát 9 người trong chùa

Một nhóm thanh niên nhận tội giết 9 người trong một ngôi chùa vào năm 1991, song những tang vật, bằng chứng mà cảnh sát thu thập cho thấy họ không phải là thủ phạm.

Một nhóm thanh niên nhận tội giết 9 người trong một ngôi chùa vào năm 1991, song những tang vật, bằng chứng mà cảnh sát thu thập cho thấy họ không phải là thủ phạm.

Sáng sớm ngày 10/8/1991, một người dân tới ngôi chùa Wat Promkunaram ở ngoại ô thành phố Phoenix, bang Arizona (Mỹ) để mang thức ăn cho các nhà sư. Khi vào bên trong phòng khách, nhân chứng thấy 9 tử thi - bao gồm 7 nhà sư, một ni cô và một người giúp việc - nằm trên sàn nhà với những vết đạn trên cơ thể. Tất cả nạn nhân đều nằm sấp và đặt tay phía sau đầu.

Thủ phạm vụ giết người có 2 khẩu súng
Đó là vụ thảm sát man rợ nhất trong lịch sử ở bang Arizona. Cảnh sát đã phải huy động 66 người tham gia phá án dưới sự chỉ huy của viên sĩ quan Russell Kimball.

Những vỏ đạn tại hiện trường gồm hai loại cho thấy hung thủ dùng hai khẩu súng. Mọi thứ trong phòng ngủ bị lục lọi, song các đồ đạc có giá trị vẫn còn. Hung thủ không động tới két sắt và cây lộc (với rất nhiều tờ tiền trên cây).

Nhóm điều tra soi kỹ từng bức tường, cửa sổ và đồ đạc trong chùa và họ thấy hơn 1.000 dấu vân tay. Nhưng chúng là dấu vân tay của những người sống trong chùa và tình nguyện viên.

Trong hành lang của chùa, họ thấy nhiều dấu giày khá rõ nét. Bằng kỹ thuật nghiệp vụ, nhóm điều tra xác định đó là dấu vết của một đôi giày quân sự dành cho việc đi trên tuyết. Chúng không phải giày của các nhà sư và ni cô, vì họ không dùng giày. Họ thấy dòng chữ “Blood” (nghĩa là “máu”) trên tường. “Blood” là tên của một băng đảng tội phạm ở bang Arizona.

Vì các nhà sư là người gốc Thái Lan, giới truyền thông dự đoán đây là vụ án mạng liên quan tới thù hằn sắc tộc. Tính chất nghiêm trọng của vụ việc khiến đại sứ Thái Lan ở Mỹ phải tới Phoenix để tìm hiểu tình hình.

Chính phủ Thái Lan cũng kêu gọi chính phủ Mỹ tìm ra hung thủ bằng mọi giá. Áp lực xã hội và chính trị đè nặng lên nhóm điều tra. Cục Điều tra Liên bang Mỹ cũng vào cuộc.

Thảm sát 9 người trong chùa-1
Đám tang của 9 người bị sát hại trong chùa Wat Promkunaram ở ngoại ô thành phố Phoenix, bang Arizona năm 1991. Ảnh: Azcentral.com.

Manh mối từ một cuộc gọi
Hàng trăm manh mối xuất hiện, nhưng nhóm điều tra không tìm ra chứng cứ nào. Thế rồi, một tháng sau khi án mạng xảy ra, một cuộc gọi điện thoại mang tới manh mối đáng giá đầu tiên.

Người gọi là Mike McGraw, một bệnh nhân tâm thần đang điều trị ở một bệnh viện cách hiện trường án mạng khoảng 190 km. Mike nói anh ta tham gia vụ án mạng với tư cách là người canh chừng cho hung thủ khi chúng đột nhập vào chùa.

Động cơ của vụ án mạng, theo Mike, là cướp tài sản, chứ không phải giết người. Mike nghe thấy nhiều tiếng súng vang lên trong chùa trước khi nhóm hung thủ chạy ra ngoài rồi đào tẩu.

Ban đầu, cảnh sát nghi ngờ câu chuyện của Mike vì anh ta mắc chứng tâm thần. Nhưng họ sửng sốt khi Mike kể rằng nhóm sát thủ viết chữ “Blood” trên tường của chùa.

Trước khi cho phép phóng viên tiếp cận hiện trường vụ án, cảnh sát đã cắt bức tường chứa chữ “blood” để công chúng không thể thấy. Vì thế, chỉ những người tham gia vụ thảm sát mới có thể biết dòng chữ đó. Như vậy, Mike không hề bịa chuyện.

Mike khai rằng 4 người khác tham gia vụ thảm sát, bao gồm: Mark Nunez, người anh họ của Mike. Ba người còn lại gồm: Victor Zarate, Dante Parker và Leo Bruce. Họ sống ở thành phố Tucson, bang Arizona.

Dante Parker là kẻ duy nhất trong nhóm từng có tiền án về tội Trộm tài sản và cướp.

Ngay lập tức, cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm di chuyển từ Phoenix tới Tucson để bắt nhóm nghi phạm. Để chắc chắn, họ yêu cầu Mike McGraw nhận diện từng người. Tuy nhiên, cả 4 nghi phạm đều không nhận tội. Giới truyền thông gọi họ là "Nhóm nghi phạm Tucson".

Lời khai mâu thuẫn 
Để tìm bằng chứng, chuyên gia kĩ thuật phân tích những vỏ đạn tại hiện trường. Họ nhận ra chúng là đạn của súng tiểu liên bán tự động cỡ nòng 0,22 inch do tập đoàn Marlin Firearms sản xuất. Tập đoàn trên chỉ mới sản xuất súng tiểu liên bán từ động 3 năm trước đó, nghĩa là những khẩu súng còn khá mới.

Cảnh sát kiểm tra những cửa hàng cầm đồ và siêu thị để tìm những khẩu tiểu liên bán tự động cỡ nòng 0,22 inch. Họ tịch thu hàng trăm khẩu súng và bắn thử, nhưng không khẩu nào khớp với loại đạn đã gây nên vụ án mạng.

Nhóm điều tra thẩm vấn nhóm nghi phạm lần thứ hai và lần này, họ thay đổi chiến thuật. Đầu tiên, họ nói rằng nhận tội là cách duy nhất để nghi phạm tránh án tử hình. Sau đó, các điều tra viên hỏi những câu như: "Kẻ nào đã bắn các nạn nhân?”, đồng thời kéo dài quá trình phỏng vấn đến nỗi các nghi phạm không có thời gian để ngủ.

Kết quả thật bất ngờ. Dante Parker, kẻ lì lợm nhất, lại nhận tội đầu tiên. Anh ta khai rằng người đầu tiên trúng đạn là ni cô 71 tuổi. Tuy nhiên, khi người thẩm vấn hỏi ni cô ngã xuống trong tư thế nào, Dante nói bà nằm ngửa - trong khi thực tế nạn nhân nằm sấp.

Hôm sau, đến lượt Mark Nunez và Leo Bruce nhận tội sau khi không được ngủ tới 33 giờ. Victor Zarate là người duy nhất không nhận tội.

Victor Zarate đưa ra bằng chứng ngoại phạm bằng cách kể rằng anh ta làm việc tại một trường đua ngựa vào thời điểm thảm sát diễn ra, và camera an ninh có thể chứng minh việc đó. Nhận thấy Victor nói đúng, cảnh sát trả tự do cho anh ta.

Mặc dù Mike McGraw khai rằng nhóm sát thủ vứt những quần, áo dính máu bên lề đường cao tốc khi chúng chạy khỏi thành phố Tucson nhưng cảnh sát không thể tìm thấy. Họ cũng không tìm thấy khẩu súng mà chúng dùng để bắn các nhà sư.

Leo Bruce thừa nhận anh ta dùng khẩu súng cá nhân. Thế nhưng khi chuyên gia kĩ thuật bắn thử súng của Leo Bruce rồi kiểm tra dấu vết đạn, họ kết luận nó không phải là hung khí.

Không thể tìm chứng cứ từ khẩu súng của nghi phạm, nhóm điều tra tập trung vào những dấu giày chúng để lại trong chùa. Họ lấy tất cả giày mà nhóm nghi phạm sử dụng, rồi đối chiếu với vết giày tại hiện trường. Kết quả lại một lần nữa khiến họ thất vọng, vì chúng không khớp nhau.

Chưa hết, 2 trong số 4 nghi phạm lại phản cung và khẳng định họ không liên quan tới vụ thảm sát. Khi xem lại lời nhận tội của họ, nhóm điều tra nhận thấy chúng có nhiều điểm mâu thuẫn. Chẳng hạn, Dante Parker khai nữ ni cô chết trong tư thế nằm ngửa, trong khi thực ra nạn nhân nằm sấp. Anh ta nói chữ "Blood" trên tường được viết bằng máu của các nạn nhân, nhưng thực tế không phải vậy. Cuối cùng, Dante nói khi anh ta bắn xong và chạy ra ngoài, nhiều nhà sư đuổi theo anh ta nhưng trên thực tế là chẳng nhà sư nào sống sót để đuổi theo.

Richard Romley, công tố viên phụ trách vụ án, quyết định dành một tuần để đọc lại các lời khai của nhóm nghi phạm. Ông nhận thấy các lời khai không bổ trợ nhau, mà còn mâu thuẫn.

* Kỳ 2: Bước ngoặt vụ thảm sát 9 người trong ngôi chùa (sáng 15/11)

 

Theo Zing 

Link nguồn: https://news.zing.vn/tham-sat-9-nguoi-trong-chua-post1001308.html


thảm sát 9 người

thảm sát trong chùa

vụ thảm sát 9 người

thảm sát 9 người trong chùa


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.