Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm "miền đất hứa" bao giờ mới chấm dứt?

Bức hình chụp thi thể một em bé sơ sinh dạt vào bãi biển ở Libya tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới châu Âu.

Mới đây, trên Twitter cá nhân, nhà báo Italy Nancy Porsia đã đăng tải một bức hình chụp thi thể một em bé sơ sinh nằm trơ trọi giữa bãi biển Libya. Nancy Porsia cho hay có hàng loạt thi thể em nhỏ được phát hiện trôi dạt vào một bãi biển ở Zuwara, thành phố cảng ở Tây Bắc Libya, cuối tuần qua.

Quân đội nước này sau đó đã đưa các thi thể đi chôn cất tại nghĩa trang ở Abu Qamash gần đó. Theo một trong những tổ chức từ thiện đã đăng ảnh các thi thể dạt vào bờ biển Libya lên Twitter, đây là những em nhỏ di cư cùng cha mẹ trên chiếc xuồng cao su đầy nguy hiểm trong những ngày gần đây.

Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm miền đất hứa bao giờ mới chấm dứt?-1Thi thể một em bé di cư trôi dạt vào bờ biển.

"Tôi vẫn sốc vì những bức ảnh kinh hoàng này", Oscar Camps, người sáng lập Proactiva Open Arms, một tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha chuyên tìm kiếm và cứu nạn người di cư trên biển, nói.

Người phát ngôn của cơ quan di cư Liên Hợp Quốc tại Italy cho hay không rõ các nạn nhân đã khởi hành từ Libya khi nào và điều gì đã xảy ra trên biển.

"Chúng tôi đang cố gắng tìm lời giải thích cho vụ việc cùng các đồng nghiệp ở Libya. Có rất nhiều vụ đắm thuyền xảy ra không bao giờ được ghi lại, không thể loại trừ nguyên nhân này", ông Flavio Di Giacomo nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết: "Hình ảnh thi thể trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị trôi dạt vào bãi biển ở Libya là không thể chấp nhận được".

Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm miền đất hứa bao giờ mới chấm dứt?-2Một thi thể người di cư được tìm thấy trên bãi biển.

Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm miền đất hứa bao giờ mới chấm dứt?-3Một chiếc xuồng vỡ nát trên đường di cư.

Libya là điểm xuất phát "quen thuộc" của người di cư muốn vượt Địa Trung Hải để tới "miền đất hứa" châu Âu. Tuy nhiên, hành trình của họ được ví như "hành trình Tử thần", khi những kẻ buôn người nhồi nhét người di cư trên những chiếc thuyền không đảm bảo, có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào.

Đã có hàng trăm người thiệt mạng kể từ tháng 1 vừa qua khi họ băng qua Địa Trung Hải để di cư đến châu Âu. Theo Liên Hợp Quốc, trong số 26.000 người di cư đến châu Âu thì có 9.000 người trong số đó đến từ Libya.

Hình ảnh về thi thể các em nhỏ trôi dạt tới bờ biển Libya gợi nhắc tới bức ảnh chụp thi thể cậu bé di cư người Syria Alan Kurdi, được tìm thấy nằm úp mặt trên một bãi biển của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2015. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng đau lòng cho cuộc khủng hoảng di cư đến miền đất hứa. Cũng kể từ đây truyền thông và dư luận quan tâm hơn đến những mảnh đời di cư bất hạnh.

Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm miền đất hứa bao giờ mới chấm dứt?-4Hình ảnh em bé di cư Alan Kurdi từng gây chấn động thế giới.

Ngoài Libya thì Tây Ban Nha cũng đang là "điểm nóng" về khủng hoảng di cư khi có hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên không người chăm sóc vượt biển từ Maroc đến đây. Nhiều người đã bỏ mạng khi chưa kịp đến với mảnh đất hứa. 

Tấm hình một cậu bé Maroc đeo đầy chai nhựa lên người bật khóc giữa biển nước mênh mông cũng gây chấn động dư luận trong thời gian qua. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/thi-the-em-be-di-cu-nam-tro-troi-giua-bai-bien-gay-chan-dong-du-luan-tham-kich-tren-hanh-trinh-tim-mien-dat-hua-bao-gio-moi-cham-dut-162212605151742196.htm

người di cư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.