Thoát phận nô lệ, bé gái lạc vào rừng đến nỗi quên cách nói, chỉ ăn thịt sống, cuối đời trở thành quý tộc được xã hội nể trọng

Chẳng ai ngờ Le Blanc từ một cô bé sống trong thế giới hoang dã hơn cả thập kỷ lại có thể hòa nhập với thế giới loài người và gia nhập tầng lớp quý tộc được xã hội kính trọng như vậy.

Đau khổ, giàu có, gánh nặng của sự nổi tiếng... là những từ có thể dùng để mô tả cuộc đời của Marie-Angélique Memmie Le Blanc, một cô gái đến từ Sioux (Wisconsin ngày nay) đã thoát khỏi chiếc thuyền chở nô lệ Pháp rồi trở thành người rừng. Nhiều năm sau, người dân trong một ngôi làng Pháp đã tìm thấy Le Blanc, từ đó danh tiếng của cô lan truyền khắp nơi, giúp Le Blanc trở thành nhân vật được kính trọng trong xã hội lúc bấy giờ.

Thoát phận nô lệ, bé gái lạc vào rừng đến nỗi quên cách nói, chỉ ăn thịt sống, cuối đời trở thành quý tộc được xã hội nể trọng-1Năm 1731, người ta nhìn thấy Le Blanc xuất hiện ở một trong những vườn cây ăn quả gần Songy. Lúc đó, vì không chắc chắn về cô gái lạ mặt kia nên mọi người đã thả chú chó bulldog đến tiếp cận cô. Le Blanc cảm thấy lạ lẫm với sinh vật trước mặt, không biết làm gì khác ngoài tự vệ, giáng cho chú chó một phát chí mạng vào đầu. Sau đó, Le Blanc nhanh nhảu trèo lên cây cao, đi xuyên qua những cành cây và mất hút vào cánh rừng phía xa.

Sau đó, một người đứng đầu ngôi làng đã ra lệnh cho mọi người phải tìm ra Le Blanc và đưa cô về bằng bất kỳ mọi giá. Dựa theo diện mạo khi ấy, nhiều người cho rằng Le Blanc đang ở độ tuổi thiếu niên.

Thoát phận nô lệ, bé gái lạc vào rừng đến nỗi quên cách nói, chỉ ăn thịt sống, cuối đời trở thành quý tộc được xã hội nể trọng-2Khi đã bắt được Le Blanc, mọi người mới phát hiện cô không biết nói tiếng Pháp hoặc bất kỳ ngôn ngữ con người nào khác. Lúc được trao cho một con thỏ, Le Blanc đã lập tức lột da và ăn sống nó. Đó là cách mà cô gái trẻ này duy trì sự sống của chính mình trong suốt nhiều năm lẩn trốn trong rừng sống cùng sóc, cáo và những loài động vật nhỏ khác.

Le Blanc thừa khả năng nuôi sống mình nhưng cô không thể giao tiếp với dân làng. Ban đầu, ai cũng đinh ninh Le Blanc là người châu Phi bởi nước da ngăm đen của cô. Thế nhưng, sau khi được tắm rửa và gột sạch bụi bẩn trên cơ thể, Le Blanc để lộ làn da trắng ngần.

Không lâu sau khi bị bắt, Le Blanc được đưa đến bệnh viện St. Maur ở Chalons. Kết thúc lễ rửa tội ở nhà thờ, cô chính thức được trao cho cái tên đầy đủ Marie-Angélique Memmie Le Blanc. Trong quá trình điều trị và giúp Le Blanc có thể hòa nhập trở lại với thế giới loài người, các bác sĩ đã cố gắng thay đổi chế độ ăn uống của cô gái trẻ chuyển từ thịt sống sang thức ăn nấu chín và rượu vang nhưng tất cả chỉ khiến Le Blanc ngày một gầy gò hơn, thậm chí răng còn tự động rụng ra. Tình trạng của Le Blanc sau đó có cải thiện nhưng cô không bao giờ đạt được trạng thái sức khỏe hoàn hảo.

Các chuyên gia cho rằng Le Blanc đến từ Sioux, nay là Wisconsin, Mỹ. Vào năm 7 hoặc 8 tuổi, cô bé đáng thương này đã bị nhuộm da để làn da trở nên tối màu hơn và bị bán để làm nô lệ cho một phụ nữ Pháp. Một số nguồn tin cho rằng con tàu đưa Le Blanc đi bán bị đắm, cô cùng nhiều người khác bị trôi dạt vào bờ và may mắn sống sót. Kết quả là Le Blanc đã phải sống trong khu vực hoang dã không ai biết trong hơn một thập kỷ.

Thời điểm bị dân làng bắt giữ, Le Blanc với nước da đen, mặc chiếc váy làm từ vải vụn và da thú, trên đầu điểm xuyết vài chiếc lá. Mặc dù lòng bàn tay khá nhỏ nhắn nhưng các ngón tay của Le Blanc lại to bất thường, giống như cấu tạo 2 chi của loài sóc. Một số người tin rằng sự biến đổi về thể chất của Le Blanc là để cô có thể thích nghi với môi trường hoang dã, di chuyển bằng cách đu giữa các cành cây.

Sau hơn 10 năm sống trong rừng rậm, Le Blanc mất khả năng giao tiếp nhưng không giống như những đứa trẻ rừng xanh khác, cô lấy lại được khả năng ngôn ngữ của mình và kết quả là trở nên vô cùng thành thạo tiếng Pháp, thậm chí còn học được cách đọc và viết.

Hòa nhập với xã hội Pháp, Le Blanc bắt đầu đi khắp châu Âu. Trong chuyến du lịch của mình, cô đã làm quen với mẹ của Nữ hoàng Pháp lúc bấy giờ. Cả hai cùng nhau đi săn trong rừng và Le Blanc đã có cơ hội thể hiện những kỹ năng mình có được suốt thời gian sống trong môi trường hoang dã khiến đối phương cảm thấy thích thú. Cả hai dần khăng khít hơn.

Thoát phận nô lệ, bé gái lạc vào rừng đến nỗi quên cách nói, chỉ ăn thịt sống, cuối đời trở thành quý tộc được xã hội nể trọng-3Sau này, Le Blanc còn được làm quen với nhà khoa học nổi tiếng Charles-Marie La Condamine. 2 người đàn ông khác Madame Hequet và luật sư người Scotland, James Burnett, cũng dành nhiều sự quan tâm đến cuộc đời của Le Blanc, họ viết tiểu thuyết về bà và đồng ý trở thành người bảo hộ của bà. Nhờ đó mà trong những năm tháng tiếp theo, Le Blanc được tận hưởng cuộc sống sung túc, không thiếu nhung lụa trước khi qua đời vào năm 1775, ở tuổi 63.

Từ một đứa trẻ hoang dã trở thành một quý bà quý tộc được xã hội kính trọng, kết nối với cả hoàng gia, Le Blanc đã sống cuộc đời đặc biệt không ai có thể ngờ tới.

Thoát phận nô lệ, bé gái lạc vào rừng đến nỗi quên cách nói, chỉ ăn thịt sống, cuối đời trở thành quý tộc được xã hội nể trọng-4Bức tượng của Le Blanc được mọi người xây dựng để tưởng nhớ bà.

 

Theo Pháp Luật & Bạn Đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/thoat-phan-no-le-be-gai-lac-vao-rung-den-noi-quen-cach-noi-chi-an-thit-song-cuoi-doi-tro-thanh-quy-toc-duoc-xa-hoi-ne-trong-162212212230928768.htm

cô bé


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.