“Thuật phòng trung” bí kíp đệ nhất thiên hạ của đại gian hùng Tào Tháo

Không chỉ nổi danh thiên hạ là kẻ gian hùng lắm mưu mô, nhiều kế độc và trong chuyện tình trường Tào Tháo cũng rất nổi danh là phong lưu, háo sắc.

Không chỉ nổi danh thiên hạ là kẻ gian hùng lắm mưu mô, nhiều kế độc và trong chuyện tình trường Tào Tháo cũng rất nổi danh là phong lưu, háo sắc.

>>
Bí mật gây "sốc" về chuyện chăn gối đầy thị phi của Võ Tắc Thiên

Để phục vụ cho sở thích ham mê sắc dục của mình "đại gian hùng" thời Tam Quốc còn chiêu mộ hàng ngàn phương sĩ khắp nơi để nghiên cứu “phòng trung thuật” một trong những thuật nổi tiếng của chuyện phòng the và dùng các mỹ nữ thu nạp trong khắp thiên hạ làm vật thí nghiệm.

Kẻ ham mê sắc dục mưu mô nhất lịch sử Trung Quốc
Vạch trần sở thích "có chết cũng không hối hận" của Tào Tháo

Theo “Tam Quốc chí” phần “hậu phi truyện”, Tào Tháo lúc đầu có ba vị phu nhân. Người đầu tiên là phu nhân họ Đinh, kế đó là Lưu phu nhân và Biện phu nhân.

“Võ văn thế vương công truyện” lại ghi chép: Sau này, thê thiếp của Tào Tháo còn có thêm Hoàn phu nhân, Đỗ phu nhân, Tần phu nhân, Doãn phu nhân, Vương chiêu nghi, Tôn cơ, Lý cơ, Chu cơ, Tống cơ, Triệu cơ (“cơ” là từ chỉ thiếp).

“Tam Quốc chí” trong phần “Quan Vũ truyện” từng ghi lại việc Tào – Quan từng tranh giành nữ nhân. Năm xưa, cấp dưới của Lữ Bố là Tần Nghi Lộc có một người vợ họ Đỗ vô cùng xinh đẹp. Quan Vũ nhìn trúng Đỗ thị, đem lòng thầm mến nàng đã lâu.

Khi Tào Tháo cùng Lưu Bị liên thủ bao vây Lữ Bố ở Hạ Bì, Quan Vũ từng nhiều lần yêu cầu Tào Tháo ban thưởng Đỗ thị cho mình sau khi phá được thành.

Lúc đầu, Tháo sảng khoái đáp ứng. Nhưng tới khi thành bị phá, Tào Tháo phát hiện “người phụ nữ này quả không tầm thường”, liền thẳng tay đem nàng nạp làm thiếp.

Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Tào Tháo và phe Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi “đường ai nấy đi”.

 Tào Tháo từng ra mặt lật lọng, hớt tay trên chiếm lấy người phụ nữ mà Quan Vũ thầm mến. (Ảnh: hình tượng Quan Vũ trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa).

Tào Tháo từng ra mặt lật lọng, "hớt tay trên" chiếm lấy người phụ nữ mà Quan Vũ thầm mến. (Ảnh: hình tượng Quan Vũ trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa).

Sau đó, Tào Tháo không chỉ “hoành đao đoạt ái”( dùng bạo lực để cướp đoạt tình yêu) mà còn “yêu ai yêu cả đường đi”, đem con của Đỗ thị là Tần Lãng nhận làm con nuôi.

Cha con họ Tào và màn kịch tranh đoạt vợ người

Mặc dù không ít lần “hạ thủ” với góa phụ, thiếu phụ, nhưng mỹ nhân được Tào Tháo ngưỡng mộ và khao khát hơn cả chính là nàng Chân Mật.

Sinh thời, mỹ nữ họ Chân này là con dâu của Viên Thiệu, vợ Viên Hi, từng nổi danh khắp thiên hạ với biệt hiệu “mỹ nữ Trung Sơn”. Sau khi đánh bại Viên Thiệu, được tận mắt ngắm dung nhan của Chân Mật, Tào Tháo không khỏi cảm khái.

Trớ trêu thay, con trưởng Tào Phi và con trai thứ ba là Tào Thực đều giống như cha, mê đắm vẻ đẹp của nàng Chân Mật. Ba cha con không ai nhường ai, thi nhau tranh giành mỹ nữ.

 Chân Mật từng suýt trở thành nguyên nhân khiến ba cha con họ Tào cốt nhục tương tàn. (Ảnh: phim Tân Lạc Thần).

Chân Mật từng suýt trở thành nguyên nhân khiến ba cha con họ Tào "cốt nhục tương tàn". (Ảnh: phim Tân Lạc Thần).

Sau đó, quần thần ra sức dùng kế khuyên can, Tào Phi lại “gần quan được ban lộc” (gần gũi người có thế lực mà được lợi) nên có được mỹ nữ. Nếu không, Chân thị cũng không thoát khỏi số phận làm thê thiếp của Tào Tháo.

Vậy mới thấy, ham muốn của Tào Tháo đối với các thiếu phụ, quả phụ đã từ lâu ở mức “khó có thể kiềm chế”!

Để thỏa mãn niềm đam mê sắc dục vô độ Tào Tháo cũng nghiên cứu rất nhiều thuật phòng the không chỉ vừa tăng ham muốn mà vẫn giữ được sức khỏe cho mình. Trong đó phải kể đến “thuật phòng trung”nổi tiếng của "đại gian hùng" này.

Học “thuật phòng trung” để thỏa mãn đam mê sắc dục

Để học phép dưỡng sinh nói chung với mục đích “trường sinh” và “thuật phòng trung” nói riêng nhằm thỏa mãn thú vui “chăn gối”, Tào Tháo cho mời tất cả các phương sĩ hàng đầu thời bấy giờ. Các phương sĩ họ Tào mời tới để thỉnh giáo có Cam Thỉ ở Cam Lăng, Tả Từ ở Lư Giang, Khích Kiệm ở Dương Thành, tương truyền đều sống đến 300 tuổi. Cam Thỉ giỏi về thuật đạo dẫn hành khí. Tả Từ giỏi về “thuật phòng trung”. Khích Kiệm giỏi về tịch cốc không ăn (luyện công không ăn uống).

Là phương sĩ nổi tiếng nhất về “Phòng trung thuật” thời bấy giờ, Tả Từ dĩ nhiên được một kẻ ham mê sắc dục như Tào Tháo dành “biệt nhãn” và bằng mọi cách mời về thỉnh giáo. Bí quyết phòng the Tả Từ dạy cho Tào Tháo gồm 5 nguyên tắc cơ bản được diễn dịch như sau:

Thứ nhất là chăm sóc năng lượng của cơ thể. Sau khi ngủ dậy, Tháo phải tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sự dẻo dai của xương sống, xương chậu và thả lỏng vùng cơ thể phía sau.

Tả Từ dạy Tháo cách tập luyện vùng hậu môn để tăng sự co bóp khiến cho năng lượng có thể chuyển xuống phần phía dưới.

Thứ hai là nuốt nước bọt. Nuốt nước bọt của chính mình một cách đều đặn và điều tiết hơi thở đều đặn và thư thái.

Thứ ba là chọn đúng thời điểm “quan hệ” và cả hai cảm thấy dễ chịu trước khi bắt đầu.

Thứ tư là tích trữ năng lượng. Khi “quan hệ”, cả hai phải thả lỏng, thư giãn phần cơ thể phía sau và co bóp phần hậu môn.

Thứ năm là khi người phụ nữ cảm thấy gần đạt “đỉnh”, người đàn ông nên cong người về phía sau. Sau khi xuất tinh, người đàn ông không vội rút “cậu nhỏ” ra. Ngoài ra, việc “quan hệ” phải nhẹ nhàng, chậm rãi, thỉnh thoảng ngừng lại và không bắt ép.

Không chỉ chịu khó học lý thuyết, Tào Tháo đặc biệt “đầu tư” cho việc thực hành. Họ Tào được cho là đã xây dựng Đổng Tước Đài, sau đó tuyển mỹ nữ nức tiếng trong thiên hạ đem về hưởng lạc, qua đó thử nghiệm “thuật phòng trung” học được từ các phương sĩ.

 Trong sách Lâm chương chí có đoạn: “Năm Kiến An thứ 15, Tào Tháo cho xây dựng Đổng Tước Đài tại phía Tây Bắc Nghiệp Thành. Đài này cao 57 trượng, có hơn trăm gian nhà chính, cửa sổ đều bằng đồng, chạm rồng, ánh nắng chiếu rọi. Bên trên có con chim bằng đồng, cao một trượng năm thước, mở rộng đôi cánh tựa như đang bay”.

 Một số tài liệu khác thì cho rằng Đổng Tước Đài nằm tại huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Sau khi đánh bại Viên Thiệu, Tào Tháo cho xây dựng ba đài Đổng Tước, Kim Hổ (còn có tên gọi khác là Kim Phượng), Băng Tỉnh. Đó chính là “Nghiệp tam đài” được chép lại trong sử sách Trung Quốc. Tới cuối thời nhà Minh, Đổng Tước Đài về cơ bản đã bị phá, chỉ còn lại chút ít tàn tích.

Đổng Tước Đài – nơi Tào Táo thử nghiệm “thuật phòng trung” với hàng trăm mỹ nữ. Ảnh minh họa


Đổng Tước Đài xây xong, mỗi gian đều có một mỹ nữ tuyệt sắc được tuyển chọn từ khắp nơi. Khi còn sống, Tào mặc sức hoan lạc tại đây. Tới phút lâm chung, Tháo vẫn trăn trối cho đám mỹ nhân vào ngày rằm, mùng một hàng tháng phải lên trên Đổng Tước Đài cất cao giọng hát, cốt cho kẻ gian hùng dưới suối vàng được thưởng thức.

Tiếc thay, phần lớn mỹ nhân trên Đổng Tước Đài sau này lại bị Tào Phi (con cả của Tháo – PV) thu nạp về cung. Trải bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, Đổng Tước Đài – chốn ăn chơi, hưởng lạc một thời của Tào Tháo đã bị chôn vùi.     

>> Sự táo tợn đáng sợ của những "con thú" chuyên bắt cóc trẻ em


An Bình (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet
  


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.