Tin nhắn cuối cùng của người phụ nữ trẻ trước khi mất trong phòng cấp cứu

Rhian Griffiths, 32 tuổi, được đưa vào bệnh viện cấp cứu do khó thở và tim đập nhanh nhưng không qua khỏi. Chỉ vài giờ trước đó, gia đình vẫn nhận được một tin nhắn vui vẻ của cô.

Vừa qua, gia đình của Rhian đã tụ họp để chia sẻ những kỷ niệm về cô. Em gái cô cũng tham gia những cuộc chạy marathon để quyên góp cho các nghiên cứu về căn bệnh của chị.  

Trước đây, Rhian đã nhiều lần đến gặp bác sĩ ở Manchester (Anh) do cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tim bất ổn. Gia đình khẳng định bác sĩ cho rằng Rhian có các triệu chứng như vậy vì căng thẳng và có thể tiếp tục cuộc sống bình thường mà không cần điều trị. 

Tháng 3/2020, cô được đưa vào cấp cứu khi các biểu hiện trên trở nên trầm trọng hơn. Nằm trên giường bệnh, nữ bệnh nhân vẫn vui vẻ gửi cho người thân một bức ảnh chụp đôi chân của mình kèm tin nhắn: “Vâng, ở lại qua đêm”. 

Câu viết ngắn gọn đó là tin nhắn cuối cùng của Rhian vì vài giờ sau, bệnh viện gọi điện thông báo cho người thân rằng cô đã không còn phản ứng. Người phụ nữ này bị ngừng tim và đã ra đi mãi mãi. 

Tin nhắn cuối cùng của người phụ nữ trẻ trước khi mất trong phòng cấp cứu-1Rhian Griffiths và em gái Ffion. Ảnh: Mirror

Em gái của cô là Ffion nói với Manchester Evening News: “Mẹ gọi điện cho tôi trong nước mắt và nói rằng Rhian đang rất yếu và tôi cần phải đến bệnh viện. Chúng tôi nghĩ Rhian sẽ ổn, chúng tôi không biết ‘không phản ứng’ có nghĩa là gì. Bệnh viện không thông báo rằng chị tôi đã ngừng tim. Khi chúng tôi tới nơi, Rhian đã ra đi”. 

Ffion cho biết cô mất ngủ suốt nhiều tuần sau đó: “Tôi thức dậy mồ hôi đầm đìa, tự nhủ rằng điều đó không phải sự thật. Ngay cả bây giờ, chúng tôi vẫn nghĩ Rhian đang ở nhà của mình với những chú chó”. 

Theo các bác sĩ, Rhian bị viêm cơ tim, biến chứng thường xảy ra sau khi nhiễm virus, làm suy yếu cơ tim và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một số người không có triệu chứng rõ ràng nhưng bệnh có thể gây đau ngực, hồi hộp và khó thở. Hầu hết đều hồi phục mà không có bất kỳ tác dụng lâu dài nào, nhưng trong một số ca hiếm hoi, tình trạng viêm nghiêm trọng sẽ để lại sẹo ở cơ tim.

Ffion hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về bệnh viêm cơ tim bằng cách hoàn thành 32 cuộc chạy marathon trong 32 ngày (bằng số tuổi của Rhian). Mục tiêu của cô là quyên góp 32.000 bảng Anh cho Quỹ Tim mạch Anh tài trợ nghiên cứu về tình trạng này.

“Chị gái tôi sẽ làm bất cứ điều gì cho bất kỳ ai. Rhian không quan tâm đến việc mọi người nghĩ gì về mình. Chị ấy biết mình thích gì, chị yêu gia đình và những chú chó của mình, luôn an ủi, hỗ trợ tôi. Vì vậy, tôi muốn truyền năng lượng vào những điều tích cực, hy vọng ngăn chặn những gì đã xảy ra với Rhian đến cho người khác”, Ffion nói. 

Theo Vnn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/tin-nhan-cuoi-cung-cua-nguoi-phu-nu-tre-truoc-khi-mat-trong-phong-cap-cuu-2318242.html

phòng cấp cứu


Sau mưa lũ, cẩn thận với các bệnh về da
Mưa lũ không chỉ gây ra những thiệt hại về vật chất mà còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về da. Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm sau mưa lũ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng phát triển, tấn công làn da vốn đã yếu ớt.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.