Truyền thuyết đô thị Nhật Bản: Người đàn bà đeo khẩu trang ám ảnh trẻ con với câu hỏi "Ta có đẹp không?" và câu trả lời định đoạt số phận nạn nhân

Người đàn bà mặt kéo là một trong những câu chuyện truyền thuyết đô thị nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang.

Vào năm 1979, trẻ con khắp Nhật Bản bắt đầu có một hành động kì lạ. Mỗi khi đi về nhà từ trường vào ban đêm, chúng đều cẩn thận kiểm tra các gốc trụ điện đặt dọc đường. Sau đó, bọn trẻ cố gắng đi lướt qua càng nhanh càng tốt, mục đích là để trách chạm mặt người phụ nữ có mái tóc dài xõa ngang lưng và đeo khẩu trang y tế.

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản: Người đàn bà đeo khẩu trang ám ảnh trẻ con với câu hỏi Ta có đẹp không? và câu trả lời định đoạt số phận nạn nhân-1
Được biết, thời điểm đó, khẩu trang y tế được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản trong mùa lạnh và thời tiết dễ gây cảm cúm để bảo vệ mọi người khỏi sự tấn công của vi trùng. Thế nhưng, vào năm đó, người phụ nữ đeo khẩu trang y tế lại mang một ý nghĩa khác rùng rợn hơn nhiều. Theo truyền thuyết đô thị Nhật Bản, đó là linh hồn giận dữ của người phụ nữ có tên là Kuchisake Onna, hay còn gọi là người đàn bà mặt kéo.

Khi ấy, trẻ con Nhật Bản phải đi thành từng nhóm về nhà, trong nhiều trường hợp, giáo viên phải đích thân đưa các em học sinh về nhà. Thế nhưng, mọi thứ vẫn không thể ngăn cản sự xuất hiện của người phụ nữ này, thậm chí cảnh sát cũng phải tham gia. Họ tăng cường tuần tra để canh chừng người phụ nữ đeo khẩu trang y tế, thường đứng đợi ngay dưới cái bóng của các trụ điện in trên mặt đường.

Cảnh sát cho rằng người phụ nữ ấy mắc bệnh tâm thần, là thành phần nguy hiểm cho xã hội nhưng bọn trẻ con lại có cách suy nghĩ khác. Chúng xem người phụ nữ kéo ấy là một hiện tượng tâm linh và sẽ tìm mọi cách để tránh chạm mặt.

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản: Người đàn bà đeo khẩu trang ám ảnh trẻ con với câu hỏi Ta có đẹp không? và câu trả lời định đoạt số phận nạn nhân-2
Tương truyền rằng nếu như ai đó bước đến gần Kuchisake Onna, người phụ nữ này sẽ tự động bước ra khỏi bóng tối và xuất hiện ngay trước mặt người kia cùng với câu hỏi: "Trông tôi có xinh đẹp không?".

Đó là một câu hỏi kỳ lạ và không ai ngờ tới nhưng câu trả lời sẽ quyết định số phận của người đó. Nếu như trả lời "Không", người phụ nữ ấy sẽ móc ra con dao bếp và đoạt mạng người đó ngay lập tức. Nếu câu trả lời là "Có" thì ả ta sẽ chủ động cởi bỏ khẩu trang y tế, để lộ gương mặt bị cắt từ tai này sang tai kia và hỏi tiếp rằng: "Giờ thì sao?".

Ai rơi vào hoàn cảnh này hẳn cũng sợ hãi tột độ và có ý định bỏ chạy nhưng thực tế là vô ích. Kuchisake Onna chạy rất nhanh và sẽ xuất hiện trước mặt nạn nhân để lặp lại câu hỏi kia. Nếu lần này câu trả lời đưa ra là "Không" thì người đó sẽ bị cắt một nửa gương mặt, ngược lại thì ả ta sẽ khiến cho nạn nhân sở hữu diện mạo hệt như ả. Câu chuyện chưa được xác thực này chính là lý do khiến bọn trẻ lúc nào cũng cảnh giác mỗi khi đi ngang qua cột điện vào ban đêm.

Truyền thuyết đô thị về người đàn bà mặt kéo này nổi tiếng ở Nhật Bản đến nỗi nó trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim và tác giả viết truyện.

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản: Người đàn bà đeo khẩu trang ám ảnh trẻ con với câu hỏi Ta có đẹp không? và câu trả lời định đoạt số phận nạn nhân-3Poster bộ phim Carved: The Slit Mouthed Woman (2007)

Thế nhưng, thực tế thì ai là Kuchisake Onna và người phụ nữ này từ đâu đến?
Theo lời truyền miệng của mọi người thì Kuchisake Onna là vợ của một chiến binh samurai. Người phụ nữ này vốn rất xinh đẹp và bản thân cô cũng nhận thức được diện mạo xuất chúng của mình song theo thời gian, nhan sắc lại trở thành nỗi ám ảnh đối với Kuchisake Onna, gương mặt cô dần trở nên trắng bệch.

Một ngày nọ, người chồng lên cơn ghen tuông vì nghĩ rằng vợ mình có người đàn ông khác bên ngoài nên đã dùng dao tấn công Kuchisake Onna, cắt miệng của người phụ nữ từ tai này sang tai kia. Sau đó, chồng Kuchisake Onna nói: "Giờ thì ai sẽ khen cô xinh đẹp nữa chứ?".

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản: Người đàn bà đeo khẩu trang ám ảnh trẻ con với câu hỏi Ta có đẹp không? và câu trả lời định đoạt số phận nạn nhân-4

Ảnh minh họa

Người phụ nữ ấy sau đó chết đi và trở thành linh hồn giận dữ, chuyên lảng vảng ở các con đường vào buổi tối. Trong nhiều câu chuyện kể, Kuchisake Onna mặc trang phục kimono truyền thống và thường che đi gương mặt của mình bằng tay áo dài rộng nhưng thời nay, ả mặc áo khoác dài màu nâu và sử dụng khẩu trang y tế để giấu đi diện mạo của mình.

Câu chuyện kể về người phụ nữ mặt kéo tồn tại qua nhiều thế hệ. Đến năm 1979, Kuchisake Onna được bắt gặp ở nhiều nơi khắp đất nước Nhật Bản và trở thành truyền thuyết đô thị nổi tiếng. Cảnh sát lo sợ nhiều phụ nữ có tâm lý không được bình thường sẽ cố ý hóa trang thành Kuchisake Onna để đuổi bắt lũ trẻ. "Độ hot" của Kuchisake Onna được nâng lên đến đỉnh cao vào năm 1979 rồi sau đó dần chìm vào quên lãng.

Nhưng liệu người đàn bà mặt kéo ấy đã biến mất thật sự hay chưa?

Truyền thuyết đô thị nói rằng Kuchisake Onna bất tử nên ả vẫn lảng vảng đâu đó trên đời. Vậy nếu lỡ không may mà chạm mặt người đàn bà này thì phải làm thế nào?

Có tin đồn nói rằng Kuchisake Onna rất ghét Pomade (một loại keo vuốt tóc) và một người chỉ cần hô lên "Pomade" 3 lần thì người phụ nữ này sẽ không dám tấn công người đó.

Một cách thoát khỏi sự tấn công của Kuchisake Onna cũng nổi tiếng không kém là khi được hỏi: "Giờ thì sao?", nạn nhân chỉ cần trả lời: "Cũng được" sẽ khiến cho người phụ nữ ấy bị bối rối và khi ả đang bận suy nghĩ thì nạn nhân có thể tận dụng cơ hội để chạy thoát.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/truyen-thuyet-do-thi-nhat-ban-nguoi-dan-ba-deo-khau-trang-am-anh-tre-con-voi-cau-hoi-ta-co-dep-khong-va-cau-tra-loi-dinh-doat-so-phan-nan-nhan-162212501001611417.htm

câu chuyện kỳ lạ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.