Vị Hoàng hậu "hoàn mỹ" nhất lịch sử Trung Hoa: Tài sắc vẹn toàn, khắc chồng khắc con nhưng phò tá 6 vị Hoàng đế, cứu giữ 1 triều đại

Có người nói, Chử Toán Tử là vị Hoàng hậu muôn đời không thể tìm được lỗi sai.

Trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm ở Trung Hoa, có rất nhiều vị Hoàng hậu có năng lực không thua kém bất kỳ nam nhân nào, phá bỏ định kiến nữ nhân hậu cung không thể can dự chính sự. Ban đầu, những nữ nhân này chỉ vì Hoàng đế còn quá nhỏ, cần nương tựa vào sự hỗ trợ của họ. 

Có những nữ nhân bất đắc dĩ phải can dự vào triều chính, cũng có người thật sự có tham vọng nắm giữ quyền lực tối cao. Nhưng đến cuối cùng, chỉ có mỗi Võ Tắc Thiên là thật sự trở thành Hoàng đế. 

Trong số những nữ nhân từng buông rèm nhiếp chính trong lịch sử Trung Hoa, thật sự có 1 người "hoàn mỹ" đến không ngờ, không ai có thể tìm được một khuyết điểm nào cả. Đó chính là Hoàng hậu Chử Toán Tử của Tấn Khang Đế Tư Mã Nhạc, vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Đông Tấn. 

Chử Toán Tử không thực sự muốn có quyền lực trong tay, nhưng đã cố sức phò tá 6 vị Hoàng đế. Điều này là chuyện hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. Nếu phải vạch lá tìm sâu thì điểm yếu của bà có lẽ là "khắc chồng khắc con".

Chử Toán Tử xuất thân từ danh gia vọng tộc, từ bé đã rất thông minh, dung mạo cũng vượt trội hơn người khác. Đến tuổi cập kê, bà được gả cho Lang Nha vương Tư Mã Nhạc. Năm 342, Tấn Thành Đế qua đời, Tư Mã Nhạc lên ngôi, trở thành Tấn Khang Đế; Chử Toán Tử được lập làm Hoàng hậu.

Vị Hoàng hậu hoàn mỹ nhất lịch sử Trung Hoa: Tài sắc vẹn toàn, khắc chồng khắc con nhưng phò tá 6 vị Hoàng đế, cứu giữ 1 triều đại-1Ảnh minh họa.

Năm 343, Chử Toán Tử hạ sinh Hoàng tử Tư Mã Đam, con trai duy nhất của Tấn Khang Đế.

Năm 344, Tấn Khang Đế băng hà sau 2 năm trị vì, lúc này Chử Toán Tử mới 22 tuổi. Hoàng tử Tư Mã Đam nối ngôi khi mới 1 tuổi, tức Tấn Mục Đế; Chử Toán Tử được tôn làm Thái hậu. 

Lúc này, vì Tân Đế quá bé, Thái hậu Chử Toán Tử buộc phải nhiếp chính giúp đỡ con trai. Từ đó, cuộc đời của bà đã gắn liền với chính sự. Dựa vào sự thông tuệ và sáng suốt của bản thân, bà đã khiến các quan đại thần nể phục. Cứ như thế, Chử Toán Tử đã xử lý việc triều chính đến lúc Tấn Mục Đế 13 tuổi, có thể thật sự điều hành đất nước. 

Năm 357, bà trao trả thực quyền lại cho Tấn Mục Đế và lên tiếng kêu gọi những vị đại thần từng quy phục mình sẽ hết lòng phò tá cho Hoàng đế.

Nào ngờ, Tấn Mục Đế yểu mệnh, qua đời vào năm 361. Sau đó, Thái hậu Chử Toán Tử đã quyết định lập con trưởng của Tấn Thành Đế là Tư Mã Phi lên ngôi, tức Tấn Ai Đế. Tư Mã Phi chính là anh trai của Tấn Khang Đế.

Dù không phải mẹ ruột của Tấn Ai Đế nhưng Chử Toán Tử vẫn đặc cách giữ vị trí Thái hậu. 

Vị Hoàng hậu hoàn mỹ nhất lịch sử Trung Hoa: Tài sắc vẹn toàn, khắc chồng khắc con nhưng phò tá 6 vị Hoàng đế, cứu giữ 1 triều đại-2Ảnh minh họa.

Năm 364, Tấn Ai Đế đột ngột ngã bệnh nặng, quần thần một lần nữa thỉnh cầu Chử Toán Tử lâm triều nhiếp chính. Năm 365, Tấn Ai Đế qua đời, Thái hậu lập tức lập em trai của Tấn Ai Đế là Tư Mã Dịch làm Hoàng đế, sử gọi là Tấn Phế Đế. Thời kỳ này Thái hậu Chử Toán Tử vẫn tiếp tục xử lý chính sự, nhưng thực quyền lúc này lại thuộc về một vị đại tướng tên là Hoàn Ôn. 

Năm 371, Tấn Phế Đế bị tướng Hoàn Ôn phế truất, lập Tư Mã Dục lên ngôi, tức Tấn Giản Văn Đế. Tấn Giản Văn Đế tại vị 8 tháng thì mất, con trai của ông là Tư Mã Diệu liền kế vị, xưng là Tấn Hiếu Vũ Đế. 

Không lâu sau khi Tấn Hiếu Vũ Đế đăng cơ, khi tướng Hoàn Ôn qua đời, quần thần tiếp tục dâng tấu thỉnh Chử Toán Tử lâm triều chấp chính vì Tân Đế chỉ mới 10 tuổi. 

Năm 375, khi Tấn Hiếu Vũ Đế tròn 15 tuổi, bà đã trao trả thực quyền cho Hoàng đế, lui về hậu cung hưởng thụ cuộc sống an nhàn.

Năm 384, Thái hậu Chử Toán Tử qua đời, hưởng thọ 61 tuổi. Từ lúc vào cung, Chử Toán Tử đã trải qua 7 đời Hoàng đế, trong đó có 4 vị Hoàng đế nhỏ tuổi. Bà luôn hết lòng phò tá các vị Hoàng đế nhà Đông Tấn và lâm triều nhiếp chính 3 lần. 

Tại sao lại nói Chử Toán Tử là vị Hoàng hậu muôn đời không thể tìm được lỗi sai? Đó là vì khi nắm quyền lực tối cao, bà đã dựa vào tài năng và mưu lược của mình để gây dựng đất nước. Bà không giống những vị nữ nhân quyền lực khác, luôn muốn kiểm soát Hoàng đế trong tay, khi cảm thấy Hoàng đế đã có thể điều hành đất nước, bà liền trao trả quyền lực cho họ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/vi-hoang-hau-hoan-my-nhat-lich-su-trung-hoa-tai-sac-ven-toan-khac-chong-khac-con-nhung-pho-ta-6-vi-hoang-de-cuu-giu-1-trieu-dai-162210403214534405.htm

lịch sử Trung Quốc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.