- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ nữ Trung Hoa thời cổ đại khi sinh con cần nước nóng liên tục là vì nó rất lợi hại hay là vì nguyên nhân nào khác?
Tại sao khi đỡ đẻ, các bà mụ lại liên tục yêu cầu nước nóng?
- “Biến người thành lợn” - Màn đánh ghen của nữ Hoàng hậu tàn bạo nhất lịch sử Trung Hoa khiến con trai ruột cũng khiếp sợ
- Ngũ đại tài nữ thời Trung Hoa Dân Quốc rốt cuộc xinh đẹp đến nhường nào mà từ những tấm ảnh cũ đã có thể nhận ra nét quyến rũ của họ?
- Màu đỏ tượng trưng may mắn và hạnh phúc nhưng nguyên nhân thật sự khiến các nàng kỹ nữ thanh lâu Trung Hoa xưa luôn mang sợi dây đỏ bên người là gì?
Từ ngày xa xưa đến hiện tại vẫn luôn quan niệm rằng, sinh con đối với phụ nữ chính là bước đến quỷ môn quan, nếu có bất kỳ bất cẩn nào thì sẽ khiến thai phụ đấy gặp nguy hiểm. Dù là trong tài liệu lịch sử hay phim truyền hình cổ trang đều mô tả cảnh tượng sinh con rất vất vả, có thể xảy ra những sự việc đau lòng như một xác hai mạng. Nguyên do chủ yếu là bởi vì điều kiện thời kỳ này vẫn còn lạc hậu.
Như chúng ta đều biết, khi người phụ nữ cổ đại chuyển dạ, người nhà của họ tìm đến 1, 2 bà mụ giúp đỡ sinh con. Nghề bà mụ xuất hiện từ thời Đông Hán, trước đó quá trình sinh nở thường phụ thuộc vào bản thân thai phụ hoặc các thành viên trong gia đình.
Các bà mụ do đã từng mang thai và sinh con nhiều lần nên có nhiều hiểu biết về những vấn đề liên quan, họ có thể giúp mẹ tròn con vuông và giảm tỷ lệ thai phụ chết trong quá trình sinh nở. Họ có kiến thức y khoa nhất định và một số chiến thuật tâm lý giúp người mẹ dễ dàng sinh con hơn. Do đó, những bà mụ này được người dân rất nể trọng.
Quá trình phụ nữ cổ đại sinh con cũng khá thú vị. Ngoài việc tìm bà mụ trước khi sinh, người nhà cũng cần chuẩn bị nhiều dụng cụ đặc biệt, chẳng hạn như kéo, bồn gỗ, giấy rơm,...
Giấy rơm.
Nói về giấy rơm, chúng được sử dụng theo 1 cách riêng biệt. Giấy rơm là một loại đặc biệt, độ dày rất lớn nhưng lại khá mềm và có khả năng hút nước mạnh. Vì màu của loại giấy này thường là màu vàng nên còn được gọi là giấy phân ngựa.
Lúc sinh con, người mẹ đứng hoặc ngồi xổm giữa phòng, giấy rơm được đặt dưới thân người mẹ, chồng nhiều lớp giấy dày. Và sau đó, các bà mụ sẽ ôm người mẹ từ phía sau để ngăn họ ngã.
Nhưng tại sao phải là tư thế đứng hay ngồi xổm? Tư thế sinh con phổ biến của người xưa là đứng hoặc ngồi xổm, bởi vì như thế thì sử dụng lực rất tốt, có lợi trong lúc sinh con. Tuy nhiên, tư thế này lại ít xuất hiện trên truyền hình.
Bà mụ sẽ 1 tay giữa người mẹ đúng tư thế từ phía sau, tay còn lại sẽ vuốt bụng bầu nhẹ nhàng từ trên xuống dưới. Bằng cách này, lực của người mẹ cùng lực nhẹ từ bà mụ sẽ giúp đứa bé dễ di chuyển ra ngoài. Khi đứa bé được sinh ra, chúng sẽ từ từ rơi xuống tấm giấy rơm được lót bên dưới. Giấy rơm không chỉ hấp thụ nước ối xung quanh trẻ sơ sinh mà còn có tác dụng giữ ấm và tránh thương tích khi rời khỏi cơ thể mẹ.
Trong triều đại nhà Đường và nhà Tống, bà mụ rất phổ biến. Tuyển chọn bà mụ trong cung lại cần phải có cả vóc dáng lẫn ngoại hình. Những người theo nghề này thường treo trước cửa bảng hiệu "khoái mã khinh xa, mỗ thị thu sinh" với hàm ý đến với thai phụ nhanh như xe ngựa và đỡ sinh con nhanh như chớp mắt.
Ảnh minh họa.
Vậy thì, tại sao khi đỡ đẻ, các bà mụ lại liên tục yêu cầu nước nóng?
1. Lau sạch cơ thể người mẹ
Phụ nữ sinh con là chuyện không hề dễ dàng, nếu không chú ý sẽ dẫn đến chảy máu quá nhiều. Trong quá trình chuyển dạ, người phụ nữ tốn rất nhiều năng lượng do đó rất dễ đổ mồ hôi. Ngoài ra, dùng khăn nóng lau cơ thể người mẹ có thể khiến cổ tử cung giãn ra và giảm đau khi sinh.
Thêm nữa, khi nước ối vỡ ra cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà mụ. Lúc này, họ sẽ dùng nước nóng để rửa sạch vết máu, nước ối bên ngoài và mồ hôi (từ người mẹ lẫn bà mụ).
Với một số người phụ nữ không tự chủ vấn đề vệ sinh trong lúc chuyển dạ, các bà mụ cũng dùng nước nóng để lau rửa nửa thân dưới của người mẹ.
2. Khử trùng
Vào thời cổ đại, không có thiết bị khử trùng chuyên nghiệp, do đó khử trùng bằng nước nóng đã trở thành phương pháp phổ biến nhất. Tình trạng nhiễm trùng là 1 trong những lý do khiến thai phụ tử vong trong lúc sinh nở. Để tránh nhiễm trùng, các bà mụ luôn cần thay nước nóng liên tục.
Chắc chắn sẽ có người thắc mắc tại sao không sử dụng nước lạnh. Dù thời cổ đại, nước sông nước suối rất xanh trong nhưng trong nước vẫn có nhiều vi khuẩn. Nếu dùng nước lạnh thì sẽ khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng hơn, còn khiến cơ thể người mẹ thêm co thắt khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.
Ngoài ra, cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương nhất là vào thời điểm này, khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ gây hại cho cơ thể, khiến khí lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể và để lại di chứng về sau.
Kéo và khăn được sử dụng trong khoảng thời gian đấy cũng phải được khử trùng bằng nước nóng.
Ảnh minh họa.
3. Làm sạch cơ thể đứa bé sơ sinh
Khi đứa bé ra đời, xung quanh chúng có rất nhiều máu và phân. Lúc này rất cần nước nóng để vệ sinh, tránh để đứa bé bị cảm lạnh.
4. Ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng
Nước nóng có thể giúp tăng nhiệt độ trong phòng hiệu quả. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, trong quá trình đau đẻ, người mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh. Căn phòng ấm áp sẽ có lợi trong quá trình chuyển dạ lẫn khi đón sinh mệnh mới chào đời, không khí quá khô sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đứa bé vừa ra đời.
Vì không có các thiết bị tiên tiến vào thời cổ đại, người xưa chỉ có thể dựa vào nước nóng để cải thiện không khí trong phòng.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Thế giới49 phút trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới2 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới5 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới6 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới6 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới7 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới7 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới10 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới10 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới10 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới10 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới11 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới14 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới14 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.