Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ

Mặc dù nghi phạm đã được xác định, bị xét xử, bị kết án và xử tử, nhưng bí ẩn về vụ bắt cóc cậu bé mới 20 tháng tuổi vẫn còn đó, chưa bao giờ được hóa giải...

Mặc dù nghi phạm đã được xác định, bị xét xử, bị kết án và xử tử, nhưng bí ẩn về vụ bắt cóc cậu bé mới 20 tháng tuổi vẫn còn đó, chưa bao giờ được hóa giải...

Vụ việc xảy ra đã lâu nhưng cho đến nay nó vẫn trở thành một nỗi ám ảnh, một vụ án chứa nhiều uẩn khúc mà cảnh sát Mỹ cũng đành "bó tay". Vì nó liên quan đến một người nổi tiếng nên lại càng thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông và đông đảo người dân, để rồi cậu bé Charles Augustus Lindbergh Jr phải mất mạng oan uổng.

Vụ bắt cóc đầy bí ẩn

Đêm tối ngày 1 tháng 3 năm 1932, phi công Charles Lindbergh, một nhân vật nổi tiếng toàn cầu sau khi thực hiện thành công chuyến bay từ Mỹ, xuyên Đại Tây Dương và hạ cánh an toàn tại Paris, đang ngồi trong phòng đọc sách thì nghe thấy tiếng động lạ. Ông nghĩ rằng có đồ vật gì đó bị rơi trong nhà bếp nên không đi kiểm tra. 

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-1Cậu bé Charles A. Lindbergh Jr trước khi bị bắt cóc và giết hại.

Khoảng hơn 1 tiếng sau đó, ngại đại tá Lindbergh bất ngờ nghe thấy tiếng hét thất thanh của vợ, bà Anne Morrow, rằng cậu con trai 20 tháng tuổi của họ không còn nằm trong nôi và đã biến mất. Sau một hồi xem xét, ông Lindbergh phát hiện một lá thư đòi tiền chuộc ở cửa sổ và một chiếc thang bị hỏng dựng ngay bên ngoài cửa sổ. Sau khi đọc nội dung bức thư, ông Lindbergh không lập tức báo cảnh sát mà tự mình tìm kiếm con ở quanh nhà và cả các khu vực xung quanh nhưng bất lực, ông đành nhờ đến sự giúp đỡ từ cảnh sát.

Bức thư đòi tiền chuộc được viết bằng tiếng Anh, có nhiều lỗi chính tả, thậm chí sai cả về cấu trúc ngữ pháp và được cho là của một người gốc Đức.

Ở góc phía dưới, góc bên phải bức thư có vẽ hai hình tròn được lồng vào nhau. Giữa hai vòng tròn được tô màu đỏ, có ba lỗ bấm trên bức thư. Cảnh sát không hề tìm thấy bất kỳ dấu vân tay trên phong thư đòi tiền chuộc và chiếc thang. Họ tin rằng tên bắt cóc đã đeo găng tay và bọc đế giày, nhằm tránh để lại manh mối.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-2Bức thư do kẻ bắt cóc để lại.

Nội dung bức thư như sau:

"Thưa ngài. Hãy chuẩn bị 50.000 USD, 25.000 USD loại tiền 20 USD, 15.000 USD loại tiền 10 USD và 10.000 USD loại tiền 5 USD. Sau 2 đến 4 ngày, chúng tôi sẽ thông báo cho ông địa điểm giấu thằng bé. Chúng tôi cảnh báo nếu ông báo tin với cảnh sát thì con trai ông sẽ gặp nguy hiểm".

Chỉ vài phút sau khi cảnh sát có mặt tại hiện trường, các đài phát thanh và cả các tờ báo địa phương đã dồn dập đưa tin về vụ bắt cóc. Vì ông Lindbergh vốn là phi công nổi tiếng nên lại càng thu hút sự chú ý của giới truyền thông và người dân. 

Đại tá Lindbergh: "Thằng bé nằm được đặt vào cũi lúc 19h30. Chúng tôi sau đó vẫn thấy nó, bà vú còn chăm nó rất cẩn thận. Khi vợ tôi trở lại lúc 22h30, thằng bé đã biến mất".

Trong vòng 3 tháng, gia đình Lindbergh cùng với FBI, đã tìm kiếm đứa trẻ, thậm chí thực hiện một yêu cầu đòi tiền chuộc khổng lồ và phỏng vấn vô số nghi phạm và nhân chứng.

Herbert Norman Schwarzkopf, tổng giám đốc Sở cảnh sát bang New Jersey, cùng với Lindbergh, đưa ra giả thuyết rằng vụ bắt cóc con trai ông là kế hoạch của một nhóm tội phạm có tổ chức chứ không phải là một gã nào đó muốn kiếm tiền chuộc. Theo sự dẫn dắt đó, họ đã tìm đến những tên cướp, cả trong và ngoài nhà tù, hy vọng một trong số họ sẽ có thông tin về con trai nhỏ nhà Lindbergh.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-3Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-4
Ký hiệu lạ xuất hiện bên dưới những bức thư kẻ bắt cóc gửi cho gia đình Lindbergh.

Vì sự quan tâm quá mức của giới truyền thông và sức ảnh hưởng của đại tá Lindbergh, Tổng thống Mỹ khi đó là Herbert Hoover cũng dành sự quan tâm đặc biệt, dù theo luật pháp của Mỹ thời đó, bắt cóc là tội phạm cấp tiểu bang. Ngay sáng hôm sau xảy ra vụ án, Tổng thống Hoover đã yêu cầu cơ quan điều tra liên bang, lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quan và sở di trú liên bang hỗ trợ điều tra, nhanh chóng tìm ra thủ phạm.

Sở cảnh sát New Jersey đã treo thưởng tới 25.000 USD cho ai tìm ra kẻ bắt cóc, bên cạnh đó, gia đình Lindbergh cũng đưa thêm 50.000 USD để nhanh chóng tìm ra tung tích con trai. Tổng số tiền thưởng lên đến 75.000 USD.

Một cuộc điều tra dai dẳng, đầy gian nan nhưng kết cục bi thảm vẫn xảy ra

Trong khi cảnh sát New Jersey đang phối hợp với gia đình Lindbergh điều tra vụ án thì một giáo viên 72 tuổi đã nghỉ hưu ở New York cũng quan tâm đến vụ án của cậu bé Lindbergh.

Ông John F. Condon, người lúc đó là một nhân vật nổi tiếng ở vùng Bronx, đã viết một lá thư cho một tờ báo địa phương rằng ông muốn dành tặng phần thưởng 1.000 USD số tiền chuộc và tình nguyện làm trung gian giữa bọn bắt cóc với gia đình Lindbergh. Đáng ngạc nhiên là chỉ 3 ngày sau đó, ông Condon nhận được một lá thư từ những người tự xưng là kẻ bắt cóc, yêu cầu ông làm trung gian giữa họ và gia đình Lindbergh.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-5Cảnh sát đăng thông báo tìm cậu bé Charles Augustus Lindbergh Jr.

Ông Lindbergh đang tuyệt vọng trong việc tìm con trai mình nên đã đồng ý để Condon thực hiện theo yêu cầu trong thư. Condon đã đặt một quảng cáo rao vặt trên một tờ báo khác và sắp xếp một cuộc gặp với một trong những kẻ bắt cóc tại nghĩa trang Woodlawn ở khu vực Bronx. Vì cuộc gặp mặt diễn ra vào buổi tối nên ông không thể nhìn rõ mặt thủ phạm. Hắn tự xưng là "John" và tuyên bố minh là thành viên của một băng đảng người Scandinavi. Hắn nói rằng đứa trẻ đang ở trên một chiếc thuyền ngoài khơi và sẽ trả lại nó khi lấy được tiền chuộc. Tuy nhiên Condon tỏ ý nghi ngờ lời nói của hắn nên hắn hứa sẽ gửi lại bộ đồ ngủ của cậu bé như một bằng chứng nhận dạng của đứa trẻ. Đúng như lời hứa, vài tuần sau đó, Condon nhận được bộ đồ ngủ của đứa trẻ, nó được gửi qua đường bưu điện. Cha đứa trẻ khẳng định đó là đồ của con trai ông.

Sau những diễn biến trên, Condon liền đăng tin lên báo: "Tiền đã sẵn sàng. Không có cảnh sát đi theo. Tôi đến một mình như lần trước".

Gia đình Lindbergh và cảnh sát đã ủy quyền cho Condon dàn xếp khoản tiền chuộc. Tiền chuộc bao gồm giấy bạc có ấn vàng, đây được xem là một điều có lợi cho cảnh sát điều tra vì loại tiền giấy này sắp bị thu hồi và cấm lưu thông, thay vào đó sẽ là những giấy bạc mới không có vàng. 

Khoản tiền chuộc được đặt trong một hộp thủ công, được thiết kế đặc biệt để có thể dễ dàng nhận diện trong tương lai. Các tờ tiền không được đánh dấu, nhưng số sê-ri của mỗi tờ tiền đều đã được ghi lại để có thể theo dõi trong tương lai. Condon đã gặp gỡ với gã đàn ông tự xưng là "John" vào ngày 2 tháng 4 năm 1932 để trao tiền. Hắn thông báo rằng cậu bé Lindbergh đang được hai người phụ nữ chăm sóc nhưng không cung cấp thêm thông tin nào.

Ngày 12/5/1932, một tài xế vô tình phát hiện thi thể bé Lindbergh tại khu rừng bên ngoài Trenton, New Jersey, cách nhà đại tá Lindbergh khoảng 20 km. Kết quả giám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã chết được khoảng 2 tháng. Cậu bé bị đánh mạnh vào đầu, hộp sọ có một lỗ thủng lớn và một số bộ phận cơ thể không còn nguyên vẹn. Bác sĩ kết luận nguyên nhân tử vong là do cú đánh vào đầu. Nhưng không có một dấu vết nào của hung thủ được tìm thấy tại hiện trường.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-6Hiện trường phát hiện ra thi thể bé trai.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-7Cảnh sát Orville Wilson và William Allen nghiên cứu hiện trường tìm ra thi thể cậu bé.

Kẻ thủ ác vẫn phải lộ diện

Không còn manh mối nào khác, cảnh sát bắt đầu theo dõi số sê-ri của những đồng tiền chuộc mà Condon đã giao cho kẻ bắt cóc. Một cuốn sách nhỏ có chứa các số sê-ri trên các đồng tiền đã được cung cấp cho các doanh nghiệp và ngân hàng ở New York. Sau đó, cảnh sát nhận ra hầu hết các đồng tiền đó đều xuất hiện tại các địa điểm rải rác như Chicago và Minneapolis, nhưng những người đã sử dụng chúng vẫn không định vị được.

Và rồi vận may cũng đến với cảnh sát, một người đàn ông ở New York đã mang 2.980 USD vào ngân hàng Manhattan với mục đích trao đổi chúng. Chỉ sau khi hắn rời ngân hàng, người ta mới phát hiện ra rằng các số sê-ri trên những đồng tiền của hắn khớp với số sê-ri trong khoản tiền chuộc.

Trong khoảng thời gian 30 tháng, cảnh sát nhận thấy rằng nhiều đồng tiền "bị theo dõi" đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là ở phía đông của Manhattan. Đặc biệt hơn nữa, chúng đã được chi tiêu dọc theo tuyến đường tàu điện ngầm Lexington Avenue. Sau khi một nhân viên trạm xăng địa phương gọi và nói rằng anh ta đang nắm vài đồng tiền đáng ngờ, cảnh sát tìm ra tên Bruno Richard Hauptmann, một thợ mộc người Đức nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-8
Chân dung kẻ giết người Bruno Richard Hauptmann.

Hauptmann bị bắt giữ với một tờ giấy bạc 20 USD có ấn vàng trong ví, tờ này có số sê-ri nằm trong số tiền chuộc. 

Trong gara ôtô ở nhà của hắn, cảnh sát phát hiện hơn 14.000 USD, tất cả đều nằm trong số những tờ bạc được dùng để trả tiền chuộc. Hauptmann lập tức bị bắt và thẩm vấn. 

Hắn khai số tiền này là của đối tác kinh doanh Isidor Fisch. Tên Fisch đã chết vào ngày 29/3/1934, ngay sau khi trở về Đức. Sau cái chết của Fisch, Hauptmann tình cờ phát hiện chiếc hộp chứa khoản tiền mà Fisch để lại, hắn dùng số tiền với lý do Fisch còn nợ hắn một khoản. Kể từ khi bị bắt, tên Hauptmann vẫn luôn phủ các cáo buộc từ phía cảnh sát và cả sự xuất hiện của số tiền ở trong nhà của hắn.

Nhưng các bằng chứng của cảnh sát đều chống lại hắn: Thứ nhất, cảnh sát tìm thấy một cuốn sổ tay chứa bản phác thảo chiếc thang giống chiếc đã được tìm thấy tại gia đình Lindbergh. Thứ hai, số điện thoại của ông Condon cùng địa chỉ của ông được viết rõ ràng lên tường. Và thứ ba, cảnh sát thu được những thanh thang trong xưởng gỗ cũ của Hauptman, chuyên gia cũng khẳng định đó chính là loại gỗ làm ra chiếc thang được tìm thấy tại hiện trường.

Phiên tòa xét xử Hauptmann bắt đầu hôm 3/1/1935. Đến ngày 13/2/1935, bồi thẩm đoàn tuyên phạt hắn phạm tội giết người ở mức độ nghiêm trọng nhất, bác bỏ đơn kháng cáo. Hauptmann bị tử hình bằng ghế điện vào ngày 3/4/1936 tại nhà tù tiểu bang New Jersey ở Flemington.

Vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng làm chấn động cả nước Mỹ khiến Tổng thống cũng phải lưu tâm nhưng kết cục bi thảm không ngờ-9Ông Lindbergh làm chứng tại tòa trong phiên xét xử tên Hauptmann.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến khi bị hành hình, hắn vẫn luôn miệng chối tội. Vụ án tưởng như đã kết thúc nhưng vẫn còn quá nhiều uẩn khúc mà cảnh sát Mỹ chưa thể tìm ra.

Mặc dù Hauptmann được chứng minh là kẻ bắt cóc cậu bé nhà Lindbergh nhưng điều đó không ngăn cản được các nhà lý luận đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về những gì thực sự xảy ra trong vụ bắt cóc Lindbergh.

Những người đứng về phía Hauptmann rất nhanh chóng chỉ ra rằng dấu vân tay của hắn không bao giờ được tìm thấy trên thang hoặc bất kỳ tờ tiền chuộc nào. Họ cũng chứng thực rằng hiện trường vụ án là một mớ hỗn độn ngay từ đầu và rằng nhiều bằng chứng đã bị quá đông những phóng viên của giới truyền thông đến "phá hỏng".

Một số chuyên gia đã đưa ra giả thuyết rằng Hauptmann là một "vật thế thân" và ông Lindbergh biết ai là kẻ bắt cóc thực sự nhưng ông ấy chính là đồng phạm hoặc quá sợ hãi nên không thể nói bất cứ điều gì. Một số người lại nói rằng vụ bắt cóc do chính ông Lindbergh thực hiện. Ông đã vô tình giết chết con trai mình và dàn dựng vụ bắt cóc để che đậy tội ác của mình. 

Dù thế nào đi chăng nữa, mặc dù vụ án đã kết thúc nhưng nó, đã trở thành một trong những vụ án gây tranh cãi và âm mưu nhất từng khiến cả nước Mỹ xôn xao.

Theo Helino


bắt cóc con phi công

bắt cóc trẻ em

bắt cóc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.