- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vua Charles III đăng quang
Vua Charles III cùng Hoàng hậu Camilla đã khởi hành từ cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster cho buổi lễ đăng quang ngày 6/5.
Khoảnh khắc Vua Charles III được trao vương miện. Tổng giám mục Canterbury đã trao vương miện của Thánh Edward cho Vua Charles III và hộ tống nhà vua đến ngai vàng trong buổi lễ ngày 6/5, tại Tu viện Westminster.
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla đã khởi hành từ cung điện Buckingham trên xe ngựa Diamond Jubilee kéo bởi 6 con ngựa xám Windsor. Cỗ xe được đóng tại Australia năm 2010 và chuyển giao cho hoàng gia Anh năm 2014.
Lễ diễu hành đăng quang của Vua Charles III bắt đầu
Theo tờ Evening Standard, nhà vua và hoàng hậu, được hộ tống bởi các đơn vị Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh đang di chuyển tới Tu viện Westminster trên cỗ xe Diamond Jubilee.
Quốc ca của Anh vang lên từ nhóm quân nhạc trong lễ diễu hành dọc theo đại lộ The Mall ở thủ đô London.
Đại tá Simon Vandeleur đã ra lệnh cho các lính gác danh dự làm lễ chào đoàn diễu hành hoàng gia.
Mệnh lệnh được đưa ra khi bánh trước của cỗ xe Diamond Jubilee đi qua cổng vòm trung tâm của cung điện Buckingham.
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla đã khởi hành từ cung điện Buckingham tới Tu viện Westminster. Ảnh: Reuters.
Mệnh lệnh của đại tá Vandeleur cũng là đánh dấu thời điểm nhóm quân nhạc Thủy quân lục chiến Hoàng gia Plymouth bắt đầu chơi bài quốc ca Anh.
Bài quốc ca tiếp tục vang lên khi đoàn diễu hành di chuyển qua Khải hoàn môn Admiralty ở thủ đô London.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cùng vợ tiến vào Tu viện Westminster. Ảnh: Guardian.
Hoàng tử Harry là một trong số các thành viên hoàng gia Anh đến Tu viện Westminster trong khi đoàn diễu hành tiếp tục di chuyển. Hôm nay cũng là ngày sinh nhật của Archie, con trai của Hoàng tử Harry.
Vua Charles III vào Tu viện Westminster
Đoàn rước của Nhà vua đã đến Tu viện Westminster. Thân vương và Công nương xứ Wales dự kiến sớm xuất hiện.
Vua Charles III và Hoàng tử George bên ngoài Tu viện Westminster. Ảnh: Shutterstock.
Theo tường thuật trực tiếp của Guardian, Vua Charles III đã vào Tu viện Westminster để làm lễ đăng quang. Lễ đăng quang dự kiến kéo dài trong khoảng 2 giờ, ngắn hơn nhiều so với nhiều lễ đăng quang trước đây.
Khi bắt đầu buổi lễ, một đứa trẻ đã đến gần Vua Charles III và nói: "Thưa Bệ hạ, với tư cách là những đứa con ở vương quốc của Chúa, chúng tôi chào đón ngài nhân danh vua của các vị vua".
Vua Charles trả lời "Nhân danh ngài và theo bước ngài, tôi đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ".
Vua Charles III trong lễ đăng quang. Ảnh: Jonathan Brady/PA.
Justin Welby, tổng giám mục Canterbury, người chủ trì lễ đăng quang, sau đó đã chào mừng nhà vua. Ông sẽ có một bài phát biểu.
Trước đó, Tổng giám mục Justin Welby nói sự kiện sẽ tuân theo các truyền thống nhưng cũng bao gồm "những yếu tố mới nhằm phản ánh sự đa dạng trong xã hội hiện đại" của nước Anh.
Trong khi hoàng gia và giáo hội Anh giáo cố gắng đan cài những yếu tố của hiện đại, những cấu phần cốt lõi của nghi lễ đăng quang truyền thống vẫn được giữ nguyên, bao gồm nghi thức công nhận, tuyên thệ, xức dầu, tấn phong, trao vương miện, đăng quang, nhận lời thề trung thành.
Nghi thức đầu tiên
Trong nghi thức đầu tiên của buổi lễ, được gọi là "Công nhận", Vua Charles đứng trên một lễ đài đặc biệt tại Tu viện Westminster, ra mắt tất cả khách mời tại tu viện cũng như toàn thể người dân Anh.
Vua Charles được trao dòng chữ: "Tôi ở đây, xin giới thiệu với quý vị là Vua Charles, vị Vua chân chính của quý vị".
Nhà vua cho biết ông sẵn sàng tuyên thệ, đặt tay lên cuốn kinh thánh, và tổng giám mục Canterbury đọc lời tuyên thệ cho ông. Vua Charles cam kết sẽ ủng hộ “tôn giáo cải cách Tin lành được thành lập theo luật” và “bảo vệ sự an cư của Giáo hội Anh một cách bất khả xâm phạm”.
"Tôi, Charles, xin long trọng và chân thành, trước sự chứng kiến của Chúa, tuyên xưng, làm chứng và tuyên bố rằng tôi là một người theo đạo Tin lành trung thành”, Vua Charles nói.
"… Theo mục đích thực của các đạo luật đảm bảo việc kế vị ngai vàng của người theo đạo Tin lành, tôi sẽ ủng hộ và duy trì các điều luật nói trên với khả năng tốt nhất của tôi theo luật pháp”.
Vua Charles sau đó đã quỳ và dâng lời cầu nguyện rằng: “Đức Chúa Trời đầy lòng trắc ẩn và thương xót, con của Ngài được sai đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ…”.
Vua Charles III trong lễ đăng quang. Ảnh: Reuters, PA, AP.
Lời tuyên thệ của Vua Charles khác với lời tuyên thệ của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953. Lần đầu tiên lời nói đầu được thêm vào với nội dung đặc biệt rằng nhà vua “sẽ tìm cách thúc đẩy một môi trường nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và đức tin có thể sống tự do”.
Sau khi tổng giám mục Canterbury dâng lời cầu nguyện, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đọc kinh thánh từ Thư gửi tín hữu Côlôxê.
Bài hát Alleluia (tạm dịch: hãy ngợi khen Chúa) được xướng bởi Ascension Choir - một ca đoàn phúc âm được tuyển chọn kỹ lưỡng cho dịp này.
Tổng giám mục của Canterbury đọc bài thuyết giảng trong lễ đăng quang, ca ngợi những người trong giáo đoàn, cộng đồng khối thịnh vượng chung và các vương quốc rộng lớn hơn, những người đóng vai trò tình nguyện hoặc cống hiến và “sống cuộc sống vì lợi ích của người khác”.
Trong bài thuyết giảng, tổng giám mục Canterbury đã nói với Vua Charles rằng “chúng ta trao vương miện cho một vị vua để (ngài) phục vụ”.
Tổng giám mục Canterbury Justin Welby (phải) và Vua Charles III tại lễ đăng quang. Ảnh: Reuters.
Tổng giám mục Justin Welby đã nói về việc “Chúa Jesus Christ được xức dầu không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ”.
Ông nói thêm: “Thưa bệ hạ, gánh nặng của nhiệm vụ được giao hôm nay chỉ có thể chịu đựng được với tinh thần của Chúa”.
Vị tổng giám mục cũng nói về những ưu tiên của nhà vua với tư cách là một vị vua, bao gồm “cách chúng ta nuôi dưỡng và khuyến khích thế hệ trẻ, trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên”.
Nghi lễ xức dầu
Một bức bình phong sẽ được sử dụng cho nghi lễ xức dầu của Vua Charles III, nhằm tạo “sự riêng tư tuyệt đối” cho nghi thức thiêng liêng nhất trong lễ đăng quang của nhà vua.
Bức bình phong 3 mặt sẽ được dựng lên khi Vua Charles III được xức dầu thánh trên tay, ngực và đầu, ngay trước khi ông được trao vương miện tại Tu viện Westminster.
Reuters dẫn thông tin từ Điện Buckingham cho biết nghi lễ xức dầu được coi là "khoảnh khắc giữa vua và Chúa". Bức bình phong sẽ giúp bảo vệ sự tôn nghiêm của nghi thức.
Lễ tấn phong
Sau lễ xức dầu thánh sẽ là lễ tấn phong.
Nhà vua cởi bỏ áo choàng robe of state trước nghi lễ, giữa lúc tác phẩm Zadok the Priest của George Frideric Handel vang lên. Tác phẩm được sáng tác cho lễ đăng quang năm 1727 của George II.
Sau đó, Vua Charles III mặc lễ phục đăng quang lịch sử Colobium Sindonis, Supertunica và đai kiếm đăng quang, ngồi trên ghế đăng quang.
Sau đó, ông được trao chiếc cựa đăng quang, với dòng chữ "Hãy nhận những chiếc cựa này, biểu tượng của danh dự quân đội và tinh thần hiệp sĩ, để bạn có thể trở thành người dũng cảm bênh vực cho những người gặp khó khăn".
Tiếp theo là thanh kiếm nạm ngọc. Kiếm Ngọc có lưỡi bằng thép, chuôi kiếm bằng vàng khảm các loại đá quý như ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc bích và kim cương. Các loại đá quý cùng nhau tạo ra các họa tiết khác nhau như hoa hồng, lá sồi, quả sồi, đầu sư tử.
Kiếm Ngọc của hoàng gia Anh. Ảnh: CNN.
Thanh kiếm tượng trưng cho tinh thần nghĩa hiệp, được Tổng giám mục Welby ban phước trước khi dâng lên nhà vua.
Nhà vua đã được trao tặng Vòng đeo tay - được gọi là "vòng tay của sự chân thành và trí tuệ". Chúng được tặng cho Vua Charles bởi Lord Kamall, đại diện cho đức tin Hồi giáo.
Đăng quang
Vua Charles III đã được đăng quang tại Tu viện Westminster bởi tổng giám mục Canterbury, Justin Welby.
Một loạt nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có Đức Hồng Y Vincent Nichols, tổng giám mục của Westminster, đã dâng lời cầu nguyện và ước nguyện cho nhà vua.
Ảnh: Guardian.
Vương miện của Thánh Edward được Tổng Giám mục Canterbury đặt lên đầu nhà vua và ông chính thức đăng quang.
Giáo đoàn hô vang "Chúa phù hộ nhà vua", trong khi chuông tu viện ngân vang.
Nhà vua được hộ tống tới ghế ngai vàng.
Những chiếc ghế ban đầu được sử dụng trong lễ đăng quang của Vua George VI. Chúng đã được bảo tồn và bọc lại cho lễ đăng quang.
“Hãy đứng vững và giữ vững từ nay trở đi chiếc ghế tôn nghiêm hoàng gia này là của ngài nhờ thẩm quyền của Đức Chúa Trời Toàn năng”, đức tổng giám mục nói.
62 loạt đạn pháo chào mừng được bắn từ Tháp London. Những trạm chào mừng trên khắp nước Anh và các con tàu trên biển cũng bắn 21 loạt đạn để kỷ niệm việc Vua Charles III lên ngôi.
Người đầu tiên tỏ lòng tôn kính với Vua Charles là tổng giám mục Canterbury. Ông đã thay mặt giáo hội đọc những lời bày tỏ lòng trung thành với nhà vua.
Sau đó, Hoàng tử William bày tỏ lòng kính trọng với cha trong lễ đăng quang. Người thừa kế ngai vàng, thân vương xứ Wales đã quỳ gối trước cha mình và nói: “Tôi, William, thân vương xứ Wales, cam kết trung thành với nhà vua.”.
Hoàng hậu Camilla được trao vương miện
Bên cạnh đó, Hoàng hậu Camilla, được trao vương trượng hoàng gia cùng cây gậy của sự công bằng và lòng thương xót, sau đó cũng đã đăng quang.
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla được đội vương miện. Ảnh: PA.
Vương miện được trao cho Hoàng hậu Camilla. Đây là chiếc vương miện Hoàng hậu Mary từng đội trong lễ đăng quang của Vua George V, ông của Nữ hoàng Elizabeth II, năm 1911.
Vương miện đã được đính thêm một số viên kim cương từ bộ trang sức cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II để tưởng nhớ bà.
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trên xe ngựa Gold State Coach trở về Cung điện Buckingham ngày 6/5. Ảnh: Reuters.
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trên xe ngựa Gold State Coach trở về Cung điện Buckingham ngày 6/5. Ảnh: Reuters.
Diễu hành về cung điện Buckingham
Sau khi lễ đăng quang kết thúc, Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trở về Cung điện Buckingham trong "Lễ diễu hành Đăng quang", trên xe ngựa Gold State.
Cỗ xe sản xuất năm 1762, đã được sử dụng trong mọi lễ đăng quang kể từ thời Vua William IV năm 1831. Cỗ xe Gold State dài 7 m, cao 3,6 m, nặng 4 tấn, với nhiều chi tiết làm bằng vàng ròng.
Binh sĩ Anh chào mừng nhà Vua
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla về Cung điện Buckingham sau lễ đăng quang tại Tu viện Westminster.
Vua Charles III bước ra khu vực phía tây Cung điện Buckingham để tiếp nhận nghi thức chào mừng của binh sĩ. Các quân nhân Anh chào đón nhà vua trong lúc dàn nhạc cử hành quốc thiều.
Các binh sĩ sau đó chúc mừng ba lần, trước khi Vua Charles III trở về bên trong cung điện.
Màn trình diễn trên không thu hẹp quy mô
Theo PA, màn trình diễn trên không qua Cung điện Buckingham để chào mừng lễ đăng quang của Vua Charles III đã được thu hẹp quy mô do thời tiết xấu ở London.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết màn trình diễn này chỉ gói gọn trong đội máy bay trực thăng và phi đội trình diễn Mũi tên đỏ. Sự kiện sẽ kéo dài hai phút rưỡi, giảm thời lượng so với 6 phút như dự kiến.
Theo kế hoạch ban đầu, nếu thời tiết thuận lợi, phi đội gồm 60 máy bay từ cả 3 quân chúng của Anh sẽ bay qua cung điện trong 6 phút kể từ lúc 14h15. Các máy bay được sử dụng bao gồm những tiêm kích được sử dụng trong Thế chiến 2 cho đến những dòng máy bay hiện đại như F-35 và Typhoon.
Vua và Hoàng hậu xuất hiện trước người dân
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla bước ra ban công Cung điện Buckingham và cùng các thành viên hoàng gia theo dõi màn biểu diễn của không quân Anh. Đây là một trong những khoảnh khắc được chờ đợi nhất trong ngày đăng quang.
Hoàng tử Harry không xuất hiện trong sự kiện này.
Vua Charles III, Hoàng hậu Camilla và các thành viên hoàng gia xuất hiện trên ban công. Ảnh: AP.
Phi đội “mũi tên đỏ” khép lại lễ đăng quang của Vua Charles III
Phi đội “mũi tên đỏ” của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã bay qua Cung điện Buckingham trong mưa, kết thúc màn trình diễn ngắn gọn trong lễ đăng quang của Vua Charles III.
Quốc ca của Vương quốc Anh một lần nữa vang lên. Nhà vua và hoàng hậu vẫy tay chào đám đông lần nữa trước khi bước vào trong cung điện, kết thúc các nghi thức công khai trong buổi lễ đăng quang.
Sau đó, các thành viên hoàng gia sẽ cùng chụp ảnh và dùng bữa trưa thân mật.
Bắt đầu một kỷ nguyên hoàng gia mới ở Anh
Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla đã chính thức đăng quang tại Tu viện Westminster, đánh dấu sự khởi đầu mang tính biểu tượng của một kỷ nguyên hoàng gia mới ở Anh.
Trong một nghi lễ trang trọng và cổ xưa chưa từng thấy ở Anh kể từ năm 1953, nhà vua được xức dầu thánh và tuyên thệ lời thề của các vị vua, trước khi Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, đội Vương miện của Thánh Edward lên đầu, trước tiếng “Chúa phù hộ nhà vua”.
Trước 2.300 quan khách trong đó có hơn 100 nguyên thủ quốc gia, nhà vua cũng tuyên bố sẽ duy trì đạo Tin lành ở Vương quốc Anh và bảo vệ các quyền của Giáo hội Anh, như được quy định trong một đạo luật của Nghị viện.
Hàng chục nghìn người tập trung tại the Mall và dọc theo tuyến đường diễu hành từ Cung điện Buckingham đến Tu viện. Nhiều người cắm trại qua đêm để có tầm nhìn tốt về cuộc diễu hành có sự tham gia của 7.000 binh sĩ và 19 ban nhạc quân đội.
Con trai út của nhà vua, Hoàng tử Harry, tham dự buổi lễ một mình, không đi cùng vợ Meghan và các con, Hoàng tử Archie và Công chúa Lilibet.
Đây là lần đầu tiên Hoàng tử Harry được nhìn thấy cùng với gia đình hoàng gia kể từ khi cuốn tự truyện Spare được xuất bản vào đầu năm nay.
Lễ đăng quang của Vua Charles III bắt đầu. Khi Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla di chuyển từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster, hàng nghìn người xếp hàng trên đường phố với hy vọng nhìn thấy vua và hoàng hậu.
Theo Zing
-
Thế giới1 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới2 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới2 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới5 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới5 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới5 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới5 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới6 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới9 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới9 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới9 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới19 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.