Góc lý giải: Vì sao cầu thủ U23 UAE để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Việt Nam không có phạt đền?

Cú sút của Hoàng Đức đưa bóng đi trúng tay của một cầu thủ bên phía UAE. Tình huống này diễn ra trong vòng cấm nhưng trọng tài điều khiển trận đấu không thổi phạt đền. Đó là quyết định chính xác.

Cú sút của Hoàng Đức đưa bóng đi trúng tay của một cầu thủ bên phía UAE. Tình huống này diễn ra trong vòng cấm nhưng trọng tài điều khiển trận đấu không thổi phạt đền. Đó là quyết định chính xác.


Theo luật FIFA, ông Muhammad Taqi đã xử lý đúng khi không thổi phạt đền, mặc cho các cầu thủ U23 Việt Nam phản ứng dữ dội. Bóng chạm tay cầu thủ trong vòng cấm không phải lúc nào cũng bị phạt.


Bóng chạm tay cầu thủ UAE trong vòng cấm nhưng không có penalty.


Cụ thể, ở trường hợp thứ nhất, nếu như cầu thủ để bóng chạm tay trong tư thế bị động (không cố ý, khi đang ngã xuống sân), nghĩa là không kiểm soát được hành vi của mình vì nhiều lý do khác nhau thì sẽ không bị phạt. 

Trong trường hợp thứ 2, nếu cầu thủ để tay sát người, kịp thu tay về (bóng tìm tới tay chứ không phải tay vươn ra cản bóng) thì trọng tài cũng không thể thổi phạt đền. Trong trường hợp thứ 3, bóng chạm tay sau khi chạm một bộ phận khác trên cơ thể cũng không tính là tình huống phạm lỗi.
 

Góc lý giải: Vì sao cầu thủ U23 UAE để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Việt Nam không có phạt đền?-1
Trọng tài Taqi đã đúng khi không thổi phạt đền.

Như vậy, tình huống diễn ra ở phút thứ 63 đúng với trường hợp thứ 2, theo luật FIFA. Cú sút của Hoàng Đức đưa bóng đến tay cầu thủ UAE. Chính cầu thủ này cũng chủ động thu tay về nên trọng tài Taqi không cần đến sự trợ giúp của VAR để đưa ra quyết định chính xác. U23 Việt Nam không có cơ hội đá 11 mét.

 

Theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.vn/gioi-tre/goc-ly-giai-vi-sao-cau-thu-u23-uae-de-bong-cham-tay-trong-vong-cam-nhung-viet-nam-khong-co-phat-den-2202010119548281.htm

phạt đền

VCK U23 châu Á 2020

U23 Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.