Nếu bầu Hiển nghỉ bóng đá…

Điều đó chẳng nhiều người mong muốn. Nhiều lần tiếp xúc với lãnh đạo của ngành Tổng cục TDTT, VFF, bản thân người viết đã từng đặt câu hỏi đó, và nhận được sự lo ngại của các vị này.

Điều đó chẳng nhiều người mong muốn. Nhiều lần tiếp xúc với lãnh đạo của ngành Tổng cục TDTT, VFF, bản thân người viết đã từng đặt câu hỏi đó, và nhận được sự lo ngại của các vị này.

Nếu bầu Hiển nghỉ bóng đá… - Ảnh 1.

Bầu Hiển nhiều năm gắn bó với bóng đá nên chắc chắn ông rất muốn một ngày V-League thực sự chuyên nghiệp. Ảnh: V.S.I

Quả thật, với tư cách nhà tài trợ, nếu bầu Hiển rút ra khỏi Quảng Nam, SHB Đà Nẵng, Sài Gòn FC, kể cả Hà Nội, thì lập tức các CLB này sẽ khốn đốn. Khi CLB ngắc ngoải, thậm chí giải thể đội bóng, dĩ nhiên khán giả các địa phương đó sẽ rất thiệt thòi. Với một địa phương có đội bóng chuyên nghiệp sẽ khác hẳn những nơi không có bóng đá đỉnh cao. Nói nôm na, bóng đá cũng phải đi liền với nhiệm vụ chính trị -Phục vụ khán giả.

Có lẽ, nhiều người dễ quên một nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ doanh nghiệp và bóng đá: Có lợi thì làm. Doanh nghiệp có tình yêu bóng đá càng tốt. Ngay từ mùa giải đầu tiên khoác áo chuyên nghiệp 17 năm về trước, các doanh nghiệp đến với bóng đá đều chủ yếu đánh bóng thương hiệu. Và, quan trọng hơn nữa, thông qua bóng đá, kết nối với các cơ hội làm ăn kinh tế phi bóng đá. Đấy là những quan hệ mềm, ai may mắn và thức thời sẽ thành công rất lớn nhờ sự vi diệu của quả bóng tròn. Ở ta, trái bóng là công cụ kết nối tuyệt vời. Ngược lại thì chia tay, số này chiếm phần lớn.

Nếu thông qua tài trợ, doanh nghiệp vẫn nhận được nhiều quyền lợi, sẽ có sự gắn bó lâu dài, khi những ràng buộc phía bóng đá không dễ rũ bỏ. Bầu Hiển là một trong những số doanh nghiệp may mắn nhận được "tri ân" từ bóng đá, nên ông rất khó xử.

Về cá nhân, tôi không ủng hộ bầu Hiển tài trợ nhiều đội bóng như thế, và biết rõ ông cũng mong muốn các địa phương cáng đáng được gánh nặng này. Mỗi năm hàng trăm tỷ đồng tài trợ cho bóng đá không phải là chuyện đùa.

Nhưng, Đà Nẵng có lo được cho đội bóng bên bờ sông Hàn hoạt động khỏe? TP.HCM sẽ cáng đáng bài toàn kinh phí cho Sài Gòn FC? Tương tự là Quảng Nam, Hà Nội.

Nói thẳng, các địa phương đó khó đủ khả năng, nhất là độ bền bỉ, để nuôi các đội bóng thường được gọi mĩ miều là "con cưng". Bóng đá không phải là sự ưu tiên trong nguồn ngân sách.

Trong một bức tranh bóng đá còn thiếu chuyên nghiệp, chưa sạch sẽ, sự kiểm soát còn lỏng lẻo, bất cứ CLB (và doanh nghiêp nào) cũng sẵn sàng lách luật để đạt kết quả khả quan cho mình, thì khó đòi hỏi những điều mong muốn. Thanh tra Bộ VH, TT&DL đã từng kết luận bầu Hiển chỉ là nhà tài trợ thuần túy cho các đội bóng trên.

Chính những người đang tham gia bóng đá lâu nay đã quen cảnh "sống chung với lũ", ngại đấu tranh, phản biện, ngại đổi thay. Họp tổng kết mùa giải, Hội nghị bóng đá, bầu bán Đại hội…, thì luôn thiếu những ý kiến lẫn quyết sách tối ưu.

Mới hôm qua thôi, trong một hội thảo mang tên Tương lai bóng đá Việt Nam tổ chức ở TP.HCM, các CLB đồng loạt vắng mặt. Vì nhà tổ chức không mời, hay mời mà không tham gia?

Cho nên, hãy làm sao để những người yêu bóng đá, có tiềm lực tài chính như bầu Hiển được "thi đấu" ở một sân chơi tử tế, công bằng mới là khó. Điều đó thuộc vào vai trò của VFF, VPF, Tổng cục TDTT, Bộ chủ quản.

Còn tin chắc, chỉ cần 5 phút, ông Hiển có thể quyết định nghỉ bóng đá nếu cần thiết. Khi đó, là một ngày rất buồn cho bóng đá nội.

Theo Thể thao & Văn hóa


bóng đá

Bầu Hiển


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.