Vì sao bóng đá Việt Nam nên thuê thầy ngoại?

HLV Hữu Thắng đã xin từ chức sau SEA Games 29 và ai sẽ ngồi ghế nóng thay thế chiến lược gia người Nghệ An?

HLV Hữu Thắng đã xin từ chức sau SEA Games 29 và ai sẽ ngồi ghế nóng thay thế chiến lược gia người Nghệ An?

Sau kỳ SEA Games 29 đội U22 Việt Nam phải chia tay ngay từ vòng bảng, HLV Hữu Thắng đã tuyên bố từ chức và đơn từ chức của nhà cầm quân người Nghệ An đã được VFF chấp thuận.

Chuẩn bị cho trận đấu với Campuchia tại vòng loại ASIA Cup 2019 vào ngày 5/9 tới, HLV Mai Đức Chung sẽ tạm quyền thay Hữu Thắng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Nhưng đây chỉ là phương án tạm thời, bởi đội tuyển Việt Nam cần một nhà cầm quân cho chiến lược dài hơi.

Vì sao bóng đá Việt Nam nên thuê thầy ngoại? - Ảnh 1.

Ông Mai Đức Chung sẽ là HLV tạm quyền thay thế vị trí của HLV Hữu Thắng người mới từ chức sau SEA Games 29.

Vấn đề tìm một thầy ngoại cho đội tuyển Việt Nam một lần nữa trở thành câu chuyện gây sức hút và nếu nhìn lại lịch sử, bóng đá Việt Nam thường rất thành công khi được dẫn dắt bởi một nhà cầm quân không mang quốc tịch Việt Nam.

Hãy lấy cột mốc SEA Games 16, kể từ năm 1991, bóng đá Việt Nam đã trải qua 11 đời huấn luyện viên trong 14 lần góp mặt. Chỉ có 4 huấn luyện viên nội và 7 người còn lại đều là những chiến lược gia nước ngoài.

Trong 7 lần được dẫn dắt bởi các ông thầy ngoại, có 5 lần các HLV Karl Heinz Weigang (Đức), Alfred Riedl (Áo), Henrique Calisto (Bồ Đào Nha) đều đưa U23 Việt Nam lọt vào các trận chung kết. Chỉ duy nhất 1 lần U23 Việt Nam không vào được bán kết là trường hợp của HLV Dido năm 2001.

Vì sao bóng đá Việt Nam nên thuê thầy ngoại? - Ảnh 2.

HLV Calisto từng giúp ĐT Việt Nam chạm tay vào chức vô địch AFF Cup năm 2008.

Còn thành tích của các nhà cầm quân nội thì sao? Cả 4 lần được dẫn dắt bởi các HLV Vũ Văn Tư (SEA Games 16, 1991); HLV Trần Bình Sự (SEA Games 17, 1993); HLV Hoàng Văn Phúc ( SEA Games 27, 2013) và mới nhất là HLV Nguyễn Hữu Thắng (SEA Games 29, 2017), chúng ta đều chia tay ngay từ vòng đấu bảng.

Ở cấp độ đội tuyển Quốc gia, cũng chỉ có duy nhất ông thầy ngoại Calisto là giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Nhìn những con số thống kê kể trên, rõ ràng bóng đá Việt Nam thành công hơn nếu được dẫn dắt bởi những nhà cầm quân nước ngoài.

Vì sao các ông thầy ngoại lại thành công hơn thầy nội? Có điểm dễ nhận thấy nhất, huấn luyện viên nước ngoài được toàn quyền quyết định về mặt chuyên môn. Họ chọn cầu thủ hoàn toàn dựa trên phong độ chứ không hề chịu bất kỳ sức ép nào mang tính vùng miền. Dưới tay các ông thầy ngoại, không có chuyện cầu thủ của địa phương nào được ưu tiên nếu không đảm bảo được chất lượng chuyên môn.

Vì sao bóng đá Việt Nam nên thuê thầy ngoại? - Ảnh 3.

HLV Hữu Thắng cùng các học trò dừng bước từ vòng bảng SEA Games 29.

Tất nhiên, mời thầy ngoại là một chuyện, điều quan trọng không kém là bóng đá Việt Nam cũng phải có được một hệ thống giải VĐQG thực sự chuyên nghiệp, với những cầu thủ giỏi và cả những lò đào tạo trẻ chất lượng.

Điều đáng mừng, bóng đá Việt Nam vài năm trở lại đây đã sản sinh ra những lứa cầu thủ trẻ tài năng, được góp mặt ở cả đấu trường U20 World Cup. Nếu thực sự tìm được một ông thầy ngoại đủ năng lực, thành công với bóng đá Việt Nam chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi.

Theo Trí thức trẻ

HLV Hữu Thắng

SEA Games 29


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.