- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có hồn dân tộc trong tim, Croatia sẽ thêm lần nữa chứng minh cả thế giới đã sai
Pháp có đầy đủ sức mạnh và phẩm chất để trở thành nhà vô địch World Cup. Croatia chỉ có duy nhất một yếu tố để hy vọng: tinh thần chiến đấu.
Pháp có đầy đủ sức mạnh và phẩm chất để trở thành nhà vô địch World Cup. Croatia chỉ có duy nhất một yếu tố để hy vọng: tinh thần chiến đấu.
1. "Tôi nghĩ đấy chính là thuộc tính của chúng tôi", Dejan Lovren trả lời phóng viên sau khi Croatia trở thành quốc gia nhỏ nhất vào chung kết World Cup trong vòng hơn nửa thế kỷ.
"Chúng tôi đã trải qua nhiều điều tồi tệ, chiến tranh, tang tóc. Bây giờ, tình hình quốc gia cũng không phải yên bình tốt đẹp gì. Nhưng trong khó khăn, chúng tôi lại sản sinh ra rất nhiều tài năng trong thể thao: bóng rổ, bóng ném, bóng nước và tennis".
"Thuộc tính" có lẽ là từ phù hợp nhất để diễn tả sức mạnh tiềm tàng trong thể thao ở quốc gia chỉ có vỏn vẹn 4,2 triệu dân này. Ivan Rakitic hôm qua cũng vừa nói: "Chúng tôi có một cảm giác hết sức đặc biệt với tổ quốc mình, có lẽ đặc biệt hơn những cầu thủ ở các quốc gia khác. Chúng tôi có một sự kết nối kỳ lạ với đất nước, không chỉ ở khía cạnh bóng đá".
Khái niệm tổ quốc được nhắc đến nhiều trong thế kỷ 21. Bộ phim "Homeland" (Tổ quốc) trở thành một trong những serie được yêu mến nhất trên truyền hình Mỹ. Ở các quốc gia thuộc Nam Tư cũ, khái niệm này còn trở nên thiêng liêng hơn. Vì tình yêu tổ quốc giúp họ sống, tồn tại và tự hào băng qua những cuộc nội chiến đầu thập niên 1990.
Dejan Lovren và Vedran Corluka sinh ra tại Bosnia & Hezegovina. Nhưng họ đã sớm cùng với gia đình di tản để tránh khói lửa chiến tranh. Ivan Rakitic và Mateo Kovacic chào đời tại Thụy Sĩ và Áo. Nhưng cả bốn đều mang niềm tự hào là một người con của Croatia.
Luka Modric, nhân vật quan trọng nhất trong hành trình vào chung kết của Croatia, sinh ra tại thành phố bên bờ biển Zadar, cùng quê với thủ môn Danijel Subasic. Khi Modric lên sáu tuổi, ông nội của anh bị bắn chết, tạo nên một cơn sang chấn tâm lý khủng khiếp nên cậu bé.
Nhưng chính vì phải trực tiếp chứng tiến cảnh chiến tranh tàn phá, tâm lý của thế hệ cầu thủ Croatia sinh ra trong thập niên 1980 trở nên mạnh mẽ, can trường hơn.
Modric nói với Daily Mail: "Mọi người muốn hiểu đội tuyển Croatia thì phải hiểu con người Croatia. Từ trong chiến tranh, chúng tôi đã được dạy phải rắn rỏi hơn. Những gì chúng tôi phải trải qua không hề dễ dàng, người ta không thể bẻ gãy ý chí của chúng tôi. Và chính chúng tôi cũng tràn ngập quyết tâm để chứng tỏ cho thế giới thấy: người Croatia có thể thành công".
Có thể nói chính sự lạnh lùng, rắn rỏi ấy đã làm cho đội tuyển Anh run rẩy. Mặc dù có bàn mở tỷ số từ rất sớm, Anh vẫn không cách nào ghi thêm bàn thứ hai để định đoạt trận đấu. Và thời gian trôi đi, Croatia càng lúc càng đáng sợ hơn. Họ không hề gấp gáp mà từng bước lấy lại thế trận. Sau khi Ivan Perisic gỡ hòa, ý chí của Anh sụp đổ. Và việc Croatia ghi thêm một bàn trong hiệp phụ là kết cục tất yếu.
2. Sự lạnh lùng và quả cảm của Croatia đâu chỉ thể hiện trong trận đấu với Anh. Nó hiện diện trên từng bước tiến của họ tại giải năm nay. Croatia toàn thắng cả ba trận ở vòng đấu bảng trước Nigeria, Argentina và Iceland, trận nào cũng trải qua những giây phút bị ép muốn nghẹt thở.
Họ bị Đan Mạch dẫn trước từ sớm ở vòng 1/8, nhưng gỡ lại được và đi tiếp nhờ thi sút luân lưu. Trong hiệp phụ, Luka Modric đá hỏng một quả phạt đền. Nhưng khi đá luân lưu, anh nhận sút quả thứ ba và thành công. Lạnh lùng, gan dạ, Modric có thể trở thành tội đồ của dân tộc nếu sút hỏng. Nhưng khi cầm quả bóng đặt vào chấm 11 mét, trong đầu anh chỉ có tổ quốc, không có thất bại.
Trận tứ kết với Nga, họ tiếp tục phải chạy đua tỷ số, lần này trong tiếng hò reo của mấy vạn khán giả của đội chủ nhà. Và một lần nữa họ lại đi tiếp sau loạt đấu súng cân não.
Trận bán kết với Anh, theo Modric thì đội anh có thêm động lực nhờ sự lớn lối của truyền thông Anh quốc. Modric nói: "Họ nói quá nhiều, và quá lớn tiếng. Họ bảo chúng tôi đã mệt vì liên tục phải đá hiệp phụ. Chúng tôi tự nói với mình: hãy ra sân, và xem ai sẽ là người mệt".
Cách đây 20 năm, thế hệ đàn anh của Modric và Rakitic cũng có một hành trình cảm xúc tương tự tại World Cup 1998. Họ chỉ dừng chân tại bán kết trước đội chủ nhà Pháp.
Ngày ấy, đội bóng của những Slaven Bilic, Robert Prosinecki, Zvonimir Boban và Davor Suker cũng chơi thứ bóng đá cực kỳ lạnh lùng, quả cảm. HLV của họ - Miroslav Blazevi, đã làm tâm lý rất tốt.
Trước mỗi trận đấu, ông đều bảo đối thủ rất coi thường Croatia, truyền thông đánh giá rất thấp Croatia. Điều ấy đã cho các cầu thủ Croatia thêm sức mạnh. "Người Croatia muốn chứng tỏ thế giới đã sai khi đánh giá về chúng tôi", thủ môn Subasic nói.
Zlatko Dalic - HLV của Croatia ở giải này, xem Blazevic như một người thầy, một thần tượng. Và bây giờ, ông còn làm tốt hơn thần tượng của mình khi Croatia sẽ hiện diện trong một trận chung kết.
Kể từ sau khi Uruguay vô địch World Cup vào năm 1950, mới lại có một quốc gia ít dân thế vào chung kết World Cup. Vô địch hay không chưa biết, nhưng chắc chắn một lần nữa, Croatia sẽ cống hiến với tất cả những gì họ có, hoặc còn sót lại.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Thể thao24/06/2020Quang Hải trở thành tâm điểm chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi những tin nhắn có nội dung riêng tư của cầu thủ này bị công khai lên mạng xã hội.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020HLV Chu Đình Nghiêm của Hà Nội FC cho biết sẽ bảo vệ Quang Hải sau sự cố bị hack facebook đáng tiếc.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020Trong buổi talkshow trên fanpage CLB Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Lương Xuân Trường đã chia sẻ điều khá bất ngờ về kinh nghiệm xuất ngoại. Theo đó, anh cho biết, ngoại ngữ không hề quyết định đến việc cầu thủ có thể thành công ở nước ngoài hay không.
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Thể thao Việt Nam21/06/2020HLV Park Hang Seo tìm được lời giải bài toán không Trọng Hoàng trận Việt Nam đấu Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, nhưng với Đoàn Văn Hậu thì còn lắm hóc búa...
-
Thể thao21/06/2020Đoàn Văn Hậu sẽ chính thức hết hạn hợp đồng với SC Heerenveen vào ngày 30/6. Chưa có bất kỳ động thái nào đến từ đội bóng Hà Lan.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Thể thao Việt Nam20/06/2020Công Phượng sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tương lai trong mùa giải 2020 nữa.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Thể thao19/06/2020Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á không muốn thay đổi thể thức thi đấu, nên Việt Nam sẽ không có cơ hội đăng cai AFF Cup 2020 trên sân nhà.
-
Thể thao19/06/2020Tiền đạo Công Phượng và các đồng đội tại CLB TP.HCM được thưởng 700 triệu đồng sau trận thắng 3-0 Viettel, vòng 5 V.League 2020.