Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?

Cầu thủ cũng có những hành động trở thành thói quen trước mỗi trận đấu và các tuyển thủ Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Cầu thủ cũng có những hành động trở thành thói quen trước mỗi trận đấu và các tuyển thủ Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Không chỉ lãnh đạo và HLV, các tuyển thủ Việt Nam cũng cực kỳ coi trọng yếu tố tinh thần trước mỗi trận đấu lớn. Người cầu nguyện, người đi chùa, người thắp hương, có người biến những hành động trở thành thói quen khi ra sân trước mỗi trận đấu lớn.

Thủ môn Đặng Văn Lâm là cái tên nổi bật nhất. Anh thường dang rộng hai tay cầu nguyện trước vào sau mỗi trận đấu.

Không chỉ vậy, thủ môn sinh năm 1993 còn có thói quen xin trọng tài cho cầm trái bóng thi đấu chính thức trong trận để lấy may. Việc này được anh làm thường xuyên từ khi thi đấu ở V.League cho đến lên đội tuyển quốc gia.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-1

Cùng với Văn Lâm, Xuân Trường gần đây cũng có thói quen ngước lên trời cầu nguyện mỗi lần được bước ra sân thi đấu. Gương mặt anh lúc đó biểu lộ sự tập trung, hướng ánh mắt lên trời và lẩm nhẩm những điều được cho là cầu may.

Với trung vệ Đỗ Duy Mạnh, anh thường đi lễ ở miếu đầu làng Nhân Mỹ, Từ Liêm, Hà Nội trước những trận đấu quan trọng trước đây. Tiền đạo Văn Quyết cũng thường hay thắp hương ở bàn thờ gần cổng số 7, sát đường Trịnh Hoài Đức tại SVĐ Hàng Đẫy.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-2

Văn Quyết thắp hương ở bàn thờ trong sân Hàng Đẫy, trước một trận đấu của Hà Nội FC. Ảnh: Anh Dũng.

Chuyện của Duy Mạnh chưa dừng lại ở đó, sau khi hát quốc ca trong mỗi trận, nếu tinh ý, mọi người sẽ thấy được Duy Mạnh thường làm những động tác mạnh, gương mặt biểu lộ sự quyết tâm. Điều ấy đã trở thành thói quen với trung vệ 22 tuổi này.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-3

Duy Mạnh là hình ảnh đại diện cho tinh thần chiến đấu của đội tuyển Việt Nam.

Duy Mạnh thỉnh thoảng cũng đi lễ để cầu may. Anh từng được chụp những bức ảnh đi lễ cùng người mẹ. Ở một đất nước châu Á như Việt Nam, tâm linh có vai trò quan trọng trong đời sống con người. 

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-4

Duy Mạnh thành tâm khấn vái. Ảnh: Facebook nhân vật.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-5

Trung vệ sinh năm 1996 đi lễ cùng người mẹ. Ảnh: Facebook nhân vật.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-6

Đình Trọng luôn sơ vin để tăng thêm phần tự tin.

Trong bộ ba trung vệ hiện tại của đội tuyển Việt Nam, không chỉ Duy Mạnh có thói quen lạ, Đình Trọng cũng trở thành cầu thủ nghiêm chỉnh nhất đội với thói quen sơ vin thi đấu. Anh cho biết làm điều đó giúp tự tin khi đá bóng hơn và giờ có thêm luôn biệt danh "Trọng sơ vin". Đàn anh Quế Ngọc Hải kiêng ăn thịt chó, mắm tôm, cắt tóc, cạo râu trước mọi trận đấu.

Về phía các HLV, sáng nay (6/12), trợ lý ngôn ngữ Hàn – Việt Phan Duy Tuấn cũng đăng tấm ảnh chụp chùa Bát Tháp. Di tích này nằm ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, gần khách sạn La Thành, nơi đội tuyển đang đóng quân. Nhiều khả năng, trợ lý Tuấn cũng tháp tùng HLV Park Hang-seo và các trợ lý người Hàn Quốc tới đây thăm thú và cầu may trước trận đấu với Philippines diễn ra vào tối nay.

Kể từ đầu AFF Cup 2018, HLV Park Hang-seo luôn giữ thói quen cầu nguyện mỗi lần bước ra sân vào ngày tập thử. Từ SVĐ QG Lào đến SVĐ Thuwunna (Myanmar), từ SVĐ Mỹ Đình đến SVĐ Panaad (Philippines), HLV người Hàn Quốc luôn giữ thói quen ấy. Ở cabin huấn luyện trước trận đấu, ông cùng trợ lý Lee Young-jin cũng thường bộc lộ hành động nhắm mắt, cúi đầu và bất động hồi lâu như tìm kiếm khoảng lặng trước khi hoạt động nhiệt tình trong 90 phút trên sân.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-7

Sáng nay (6/12), trợ lý ngôn ngữ Hàn - Việt Phan Duy Tuấn đã có mặt tại chùa Bát Tháp. Nhiều khả năng chuyến đi cũng có sự góp mặt của HLV Park Hang-seo.

Duy Mạnh, Xuân Trường thường làm gì để cầu may trước mỗi trận đấu?-8

HLV Park Hang-seo và trợ lý Lee Young-jin và thói quen ngồi trầm mặc trước mỗi trận đấu.

Cầu nguyện trước trận đấu không chỉ dừng lại ở biên giới Việt Nam. Cầu thủ trên thế giới cũng thường xuyên hành động như vậy. Họ có thể cầu nguyện ở vòng tròn giữa sân trước giờ bóng lăn, nhét bùa vào tất hay thậm chí dán bùa vào cầu môn.

Trước đây, đội tuyển Thái Lan từng buộc tượng phật vào lưới khi thi đấu tại AFF Cup 2016 để tìm kiếm sự che chở. Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh sau một chuỗi chấn thương liên tục cũng đi xăm mình với dòng chữ "Belong to Jesus" (tạm dịch: thuộc về Chúa trời).

Trong một xã hội ngày càng coi trọng yếu tố khoa học để chứng minh các vấn đề, yếu tố tâm linh vẫn là phương pháp để cải thiện tích cực tinh thần trước mỗi sự kiện lớn.

Thêm một vài ví dụ về những điều kiêng kỵ, những sắp xếp có chủ đích trong làng bóng Việt Nam:

1. Hà Nội FC thường chỉ định người xách bóng, người lên xe đầu tiên, xuống xe đầu tiên hay chạy lên sân đá quả bóng đầu tiên. Họ cũng sẽ không thay màu áo nếu đội đang thắng và thường xuyên thắp hương ở 4 góc sân Hàng Đẫy. Họ cũng kiêng chọn cầu môn hướng về đường Hàng Cháo vì nó hướng thẳng đến nhà xác bệnh viện Xanh Pôn.

2. Năm 2016, HLV Phạm Minh Đức lên làm thuyền trưởng Hà Nội T&T (nay là Hà Nội FC) nhưng thua liên tục. Sau đó, HLV Chu Đình Nghiêm được chỉ định lên thay thế. Ông cho đội mặc áo tím và kể từ đó thắng liên tục. Sau này, áo tím trở thành áo sân nhà của Hà Nội FC thay thế cho áo vàng trước đây.

3. Năm 2017, CLB Quảng Nam mời các nhà sư từ Đà Nẵng xuống sân Tam Kỳ để làm phép trước trận đấu với Than Quảng Ninh trong giai đoạn cuối mùa. Thời điểm ấy Quảng Nam đang đua vô địch. Họ cúng 4 góc sân và các thành viên trong đội được hoá phép bằng nước thánh và bột thánh. GĐĐH Nguyễn Húp cũng rất kỵ ngồi cùng cabin BHL trong trận đấu nếu ngày đó không hợp tuổi.

4. Ở SVĐ 19/8 Nha Trang, CLB Sanna Khánh Hoà nếu được quyền chọn sân luôn kiêng chọn cầu môn hướng Bắc vì ở đó gần bệnh viện tỉnh, theo tâm linh thì rất dễ bị chấn thương.

Theo Trí Thức Trẻ


Duy Mạnh

Xuân Trường


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.