‘Giải phẫu gen’ tân vô địch US Open

Chưa đầy một tuần kể từ khi tay vợt nữ Naomi Osaka, 20 tuổi của Nhật đăng quang danh hiệu US Open đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận

Chưa đầy một tuần kể từ khi tay vợt nữ Naomi Osaka, 20 tuổi của Nhật đăng quang danh hiệu US Open đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận.

Câu chuyện Naomi Osaka được mổ xẻ rất nhiều. Từ môi trường nuôi dạy nhà tân vô địch Osaka trở thành một tài năng đến nguồn gốc và yếu tố di truyền…

Qua Mỹ năm ba tuổi

Naomi Osaka có cha người Taihiti và mẹ là người Nhật. Osaka sinh ra tại Nhật, đến năm ba tuổi thì sang Mỹ sống rồi học tập và học quần vợt tại đó. Naomi có quốc tịch Nhật nhưng chỉ bập bẹ tiếng mẹ đẻ, thậm chí còn phải nhờ phiên dịch trợ giúp. Còn tiếng Anh giọng Mỹ thì Osaka như cô gái Mỹ chính hiệu.

Thế giới lại rộ lên những cuộc tranh luận rằng quốc gia nào được hưởng lợi từ niềm tự hào mang tên Naomi Osaka trong làng banh nỉ thế giới mà việc một tay vợt nữ 20 tuổi vượt qua sự thống trị của chị em nhà Williams đã là một sự kiện lớn.

Naomi Osaka đi vào lịch sử làng quần vợt thế giới nói chung và thể thao Nhật nói riêng. Ảnh: GETTY IMAGES

Trên tờ Philippines Star nêu quan điểm: “Câu chuyện của Osaka có gì liên quan đến các VĐV Philippines. Đó là những tài năng thể thao trưởng thành từ nước ngoài và khoác áo đội tuyển Philippines. Chẳng hạn đội bóng đá của Philippines hay các ngôi sao thể thao khác, nhất là các VĐV điền kinh của Philippines. Họ sinh sống hầu hết ở Mỹ, có cha là người Mỹ, mẹ người Philippines… Họ có được tài năng trong môi trường sinh sống. Họ chỉ làm mỗi việc về nước khoác áo đội tuyển Philippines dự giải xong rồi lại trở lại Mỹ sinh sống…”.

Tờ báo trên đặt ra dấu hỏi lớn: Môi trường đào tạo đóng vai trò quan trọng hay quốc tịch?

Dấu hỏi về màu cờ sắc áo

Trở lại chuyện của Naomi Osaka, cô đã nhận được 3,8 triệu USD từ ngôi vô địch US Open, cùng với đó là hàng loạt hợp đồng thương mại. Trong đó, Tập đoàn Ô tô Nissan vừa ký kết hợp đồng mời Osaka làm “đại sứ Nissan”. Quan trọng là Naomi Osaka đã trở thành tay vợt nữ Nhật đầu tiên trong lịch sử đoạt danh hiệu cao quý này.

Thể thao không quá nghiệt ngã khi phân biệt quốc tịch nhưng nhìn dưới góc độ khoa học thì báo chí thế giới đặt ra nhiều vấn đề. GS Naoko Hashimoto (người Nhật, đang giảng dạy tại ĐH Sussex ở Anh) đã gửi thư điện tử cho hãng AP: “Về mặt khoa học, quan điểm của tôi là những người mang quốc tịch quốc gia nào đó thì điều trước tiên không hẳn là dòng máu, cái chính là phải nói trôi chảy ngôn ngữ của quốc gia đó, phải nói tiếng quốc gia đó như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tôi thấy riêng nhà vô địch Naomi Osaka có vẻ bất ổn”.

GS Naoko Hashimoto còn giải thích thêm rằng: “Sẽ rất kệch cỡm nếu khoác màu cờ sắc áo của quốc gia nào đó mà không biết tiếng quốc gia đó… Môi trường giáo dục và đào tạo là nơi tạo nên nhiều yếu tố quyết định sự thành đạt thì phải đóng một vai trò tích cực hơn, chuẩn xác hơn dựa trên cơ sở khoa học”.

Có rất nhiều quốc gia khi nhập tịch VĐV thì điều kiện đòi hỏi hàng đầu là phải nói trôi chảy tiếng quốc gia đó. Còn trường hợp của Naomi Osaka thì không, cô có cả quốc tịch Nhật và Mỹ và theo luật thì cô có quyền lựa chọn quốc gia mà mình khoác áo thi đấu.

Riêng phần Naomi Osaka, cô vẫn chưa lên tiếng cho dù cô rất hạnh phúc với việc khoác áo đội tuyển Nhật và thi đấu rồi đánh bại tay vợt Mỹ cự phách Serena Williams trong trận chung kết.

Theo PLO.vn


US Open

Naomi Osaka

tay vợt nữ

chị em nhà Williams

Serena Williams


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.