Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi

Không chỉ là một thất bại, điều U23 và bóng đá Thái Lan đã mất ở Mỹ Đình là sự tôn nghiêm, là khí chất của kẻ thống lĩnh quần hùng. Những điều đó giờ đã thuộc về U23 Việt Nam.

Không chỉ là một thất bại, điều U23 và bóng đá Thái Lan đã mất ở Mỹ Đình là sự tôn nghiêm, là khí chất của kẻ thống lĩnh quần hùng. Những điều đó giờ đã thuộc về U23 Việt Nam.

Ngày 8/10/2015, một đoạn video ngắn được kênh True TV đăng tải ghi lại hình ảnh “Messi Thái Lan” Chanathip Songkrasin và đồng đội cười lăn lộn khi chứng kiến tuyển Việt Nam bị Iraq cầm hòa tại vòng loại thứ hai World Cup 2018.

Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi-1
U23 Việt Nam không chỉ thắng một trận đấu, họ có đập tan một định kiến đã tồn tại nhiều thập kỷ.

Chứng kiến tuyển Việt Nam cầm hòa một trong những đội mạnh nhất châu Á, cựu vô địch Asian Cup 2007, đội bóng khi ấy xếp hạng 89 thế giới, người Thái (hạng 133) lẽ ra phải sợ hãi chứ?

Không, họ chỉ cười.

Bao năm qua, họ đã luôn cười cợt trước bóng đá Việt Nam. Như năm 1995 tại Chiang Mai, như năm 2003 trước lứa Văn Quyến, như năm 2017 trước lứa Công Phượng.

Mỹ Đình đêm qua (26/3), người Thái đã không còn cười được như thế. Khi Quang Hải và đồng đội 4 lần đưa bóng vào khung thành Nont Muangngam, thứ họ đánh bại không chỉ là U23 Thái Lan, không chỉ là HLV Alexandre Gama. Thứ đã biến mất ở Mỹ Đình đêm qua là một nỗi ám ảnh, là nỗi sợ hãi đã dai dẳng đeo bám bóng đá Việt Nam qua hơn hai thập kỷ.

Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi-2
Bóng đá Thái Lan từng là nỗi khiếp sợ của Việt Nam. Nhưng giờ thì điều đó đã kết thúc.

 U23 Việt Nam không chỉ thắng một trận đấu, họ có đập tan một định kiến đã tồn tại nhiều thập kỷ.

Việt Nam từng rất sợ Thái Lan

Nỗi sợ Thái Lan bắt đầu từ khi nào?

SEA Games 1995, trong trận chung kết đầu tiên kể từ khi hội nhập lại với khu vực, với nòng cốt là những thành viên của “thế hệ vàng thứ nhất” gồm Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hữu Thắng... U23 Việt Nam thảm bại 0-4 trước người Thái.

Từ đó tới nay, qua thêm 4 trận chung kết SEA Games, vô số kỳ AFF Cup, bao nhiêu đời HLV, với đủ cả trăm phương ngàn kế, bóng đá Việt Nam vẫn bất lực trước Thái Lan. Năm 2008, trong chiến thắng hiếm hoi trước người Thái, nhiều cựu danh thủ đã thừa nhận họ thực sự “gặp may”.

Cứ gặp Thái Lan là thua, cứ đụng phải Thái Lan là sợ hãi. Sợ hãi tạo ra áp lực, áp lực dẫn tới sai lầm. Nỗi sợ người Thái lan tràn như bệnh dịch, lan qua các đời HLV khác nhau, chi phối và khiến đôi chân từng cầu thủ run rẩy. Với bóng đá Việt Nam, Thái Lan như một ngọn núi mà họ không thể vượt qua.

HLV Toshiya Miura thừa nhận: “Như các trận tôi đã nắm được giữa Việt Nam và Thái Lan, hầu hết họ đều giành chiến thắng. Thái Lan là đội mạnh hơn, có nhiều cầu thủ tốt hơn và đứng cao hơn Việt Nam ở bảng xếp hạng FIFA”.

Tiền vệ tuyển Thái Lan Sarach Yooyen kể lại: “Khao khát đánh bại Thái Lan của tuyển Việt Nam như con dao hai lưỡi. Đôi khi khao khát mạnh quá, họ đánh mất ý chí, có lúc quên đi chiến thuật và mắc bẫy chúng tôi. Chúng tôi hiểu khao khát đó nên luôn có chiến thuật đưa Việt Nam vào bẫy”.

Đối đầu Việt Nam không chỉ là cuộc chiến sân cỏ mà còn là cuộc chiến tâm lý mà ở đó, anh không chỉ phải giỏi hơn mà còn phải mạnh mẽ hơn người ta. Anh ra sân không chỉ có một mình mà còn mang trên vai gánh nặng lịch sử, đeo dưới chân gông cùm định kiến. Gánh nặng ấy, các đội tuyển Việt Nam không thể vượt qua đều thảm bại. Như Miura hai lần thua Thái năm 2015, như Hữu Thắng đại bại 0-3 ở SEA Games 2017.

Vì sao bóng đá Thái Lan khiến Việt Nam sợ hãi?

Chưa tính tới 16 danh hiệu vô địch SEA Games và 5 lần đăng quang AFF Cup, người Thái đã hội nhập từ những năm 60 với châu lục. Tuyển Thái Lan và U23 Thái nhiều lần có mặt tại tứ kết, bán kết Asian Cup, ASIAD.

Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi-3
Nhiều lò đào tạo trẻ của Việt Nam đã được ra đời sau niềm cảm hứng từ AFF Cup 2008 - giải đấu mà Việt Nam lần đầu thắng Thái ở một trận chung kết.

Khi Việt Nam còn chưa biết tới khái niệm bóng đá học đường, người Thái đã dựng xong triết lý, xây xong hệ thống đào tạo trẻ. Các đội tuyển của họ từ lớn tới nhỏ đá cùng một kiểu bóng ngắn, kiểm soát. Các CLB Thái tiến ra châu lục, thậm chí 2 lần vô địch châu Á như Thai Farmers Bank ở thập niên 90.

Trong khi Việt Nam thường giao hữu với Triều Tiên, Đài Loan, Hong Kong... tuyển Thái Lan chọn U20 Brazil, Hàn Quốc, Ba Lan, Liverpool trẻ... China Cup vừa qua, họ đối đầu Uruguay hạng 7 thế giới, Trung Quốc của Đông Á trong những trận cầu mà dù thua, điều học được vẫn là tài sản vô giá.

Những điều đó từng là sự khác biệt, từng làm nên giá trị của bóng đá Thái Lan trước Việt Nam và Đông Nam Á. Nhưng đó đã là câu chuyện bên tách trà ngày hôm qua.

Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi-4
Tôn nghiêm hàng thập kỷ của bóng đá Thái Lan đã bị đập nát sau chỉ một trận đấu.

Noi so bong da Thai Lan suot 24 nam da bi day lui hinh anh 3 Nhiều lò đào tạo trẻ của Việt Nam đã được ra đời sau niềm cảm hứng từ AFF Cup 2008 - giải đấu mà Việt Nam lần đầu thắng Thái ở một trận chung kết.Những người tinh ý sẽ nhận ra cả 4 cầu thủ U23 Việt Nam ghi bàn (Hà Đức Chinh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thành Chung, Trần Thanh Sơn) đều là sản phẩm của những lò đào tạo mới, ra đời trong niềm cảm hứng chiến thắng của Asian Cup 2007 và AFF Cup 2008 - giải đấu mà Việt Nam đã vô địch sau khi thắng Thái tại chung kết.

Họ là đại diện cho chiến thắng của hệ thống đào tạo trẻ Việt Nam trước những người hàng xóm cùng khu vực. 4 năm qua, trong khi bóng đá trẻ Việt Nam thăng hoa tột bậc, người Thái đã ở đâu? 4 năm ấy, Việt Nam đã dựng nên một thế hệ từng đá với Pháp tại World Cup trẻ, từng thắng Nhật, đè Iraq, hạ gục Australia.

Giống như Thái Lan thời đỉnh cao, thế hệ ấy có bản lĩnh hơn người, có kinh nghiệm chinh chiến tầm thế giới. Họ luôn thắng những địch thủ ngang tầm, có điểm trước những kể trên cơ, áp đảo quần hùng phía dưới. Họ đã bộc phát tiềm năng chưa thấy giới hạn qua từng giải đấu và đang ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong lịch sử.

Có lẽ, những Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Dũng đã vượt qua nỗi ám ảnh Thái Lan từ lâu rồi. Họ chỉ cần thêm một chiến thắng để chính thức khẳng định điều này.

Không cần mạnh nhất vẫn hạ Thái Lan

Trước khi bóng lăn tại Mỹ Đình tối qua, không nhiều người dám tin họ.

Không tin vì Thái Lan đang có phong độ quá cao, đã toàn thắng 2 trận, ghi 12 bàn và không để lọt lưới một lần.

Không tin vì Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề, không tin vì đội bóng có vẻ phụ thuộc chỉ một mình Quang Hải, không tin vì Đình Trọng sẽ phải băng bó để vào sân, không tin vì Đức Chinh rất vô duyên còn Hoàng Đức, Thành Chung thì quá non nớt. Họ muốn tin nhưng lịch sử đối đầu ủng hộ đối thủ trong khi nỗi ám ảnh và những vết thương cũ đang còn nhức nhối.

Nhưng càng không tin thì chiến thắng càng kỳ diệu. Một U23 Việt Nam không có lực lượng mạnh nhất, một thế hệ đang được dựng lại từ đầu đã đánh bại Thái Lan siêu mạnh, vượt trội hoàn toàn về kinh nghiệm ở CLB và Thai League.

Đức Chinh ghi bàn mở tỷ số, Đình Trọng như bức tường thép trước vòng cấm, Bùi Tiến Dũng (thật bất ngờ) giữ sạch lưới 3 trận liên tiếp. Người Thái thậm chí không làm được cái điều mà Malaysia đã làm được tại AFF Cup 2018. Họ không thể phản kháng, không đủ sức phản kháng, không làm sao sống xứng đáng với hàng chữ “King of ASEAN” in trên những tấm khăn cổ động ở góc xa khán đài C.

Tôn nghiêm của U23 Thái Lan, tôn nghiêm của Vua Đông Nam Á, thành trì vô hình nhưng vững hơn ngàn vạn tinh binh, thứ họ đã dày công xây dựng suốt hai thập kỷ sụp đổ dưới những bước chạy của Quang Hải.

Như HLV Park Hang-seo ngạo nghễ tuyên bố sau trận: Từ nay, bóng đá Việt Nam không còn sợ Thái Lan nữa.

Nỗi sợ bóng đá Thái Lan suốt 24 năm đã bị đẩy lùi-5

Noi so bong da Thai Lan suot 24 nam da bi day lui hinh anh 5 Quang Hải và đồng đội liên tục bị chơi xấu trong trận gặp U23 Thái Lan Quang Hải và đồng đội tại U23 Việt Nam không ít lần phải nhận những pha phạm lỗi có phần ác ý của các cầu thủ Thái Lan trong trận đấu tại vòng loại châu Á tối 26/3.

Theo Zing 


U23 Việt Nam

Quang Hải

Hà Đức Chinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.