Xuân Trường: Ngôi sao cô đơn cần sự cảm thông của Olympic Việt Nam

Xuân Trường thi đấu không đúng phong độ từ đầu Asiad 2018 đến nay, nhưng một cầu thủ tài năng như Xuân Trường có lẽ biết cách toả sáng đúng lúc và đúng thời điểm

Xuân Trường thi đấu không đúng phong độ từ đầu Asiad 2018 đến nay, nhưng một cầu thủ tài năng như Xuân Trường có lẽ biết cách toả sáng đúng lúc và đúng thời điểm, càng không phải là người thừa ở đội tuyển Olympic Việt Nam.

Có lẽ sơ đồ chiến thuật chỉ dùng 1 tiền vệ trung tâm của HLV Park Hang Seo từ đầu Asiad 2018 đến nay chưa thể giúp Xuân Trường phát huy năng lực của mình.

Khác với các giải đấu trước đó, Xuân Trường luôn được sự hỗ trợ của ít nhất 1 tiền vệ phòng ngự, thì tại Asiad 2018, HLV Park Hang Seo thường xuyên chỉ bố trí mỗi mình Xuân Trường quán xuyến toàn bộ khu vực trung tâm của hàng tiền vệ đội tuyển Olympic Việt Nam, với nhiệm vụ chủ yếu thường là phòng ngự từ xa.

Đây là nhiệm vụ không quen thuộc đối với Xuân Trường, bởi sở trường của cầu thủ này là tấn công, là tổ chức lối chơi và cung cấp bóng cho các tiền đạo ở phía trên.

Chưa đạt phong độ tốt từ đầu Asiad 2018 đến giờ, nhưng Xuân Trường vẫn là một quân bài quan trọng đối với HLV Park Hang Seo

Xuân Trường xuất thân từ lò đào tạo HA Gia Lai JMG, lò đào tạo chuyên về việc cho ra lò các cầu thủ tấn công, nên khi buộc phải lùi thấp, làm nhiệm vụ thu hồi bóng và hỗ trợ phòng ngự, đấy không còn là Xuân Trường mà người ta vẫn thường thấy.

Vả lại, sau 20 vòng đấu, đặc biệt là những vòng đấu liên tiếp nhau một cách dày đặc (2 trận/tuần) tại V-League 2018, trước thềm Asiad năm nay, thể lực của nhiều tuyển thủ Olympic Việt Nam bị bào mòn, họ chưa kịp tích luỹ cho Á vận hội.

Xuân Trường lại thiệt thòi hơn nhiều đồng đội khác ở cấp độ đội tuyển, bởi tại CLB, do không có người “chia lửa” xứng tầm, Xuân Trường dễ rơi vào tình trạng quá tải hơn so với nhiều tiền vệ nổi tiếng khác, khoác áo các đội bóng khác của bóng đá nội.

Đúng là Xuân Trường chưa thể hiện hình ảnh của chính mình tại Asiad năm nay, nhưng một cầu thủ giàu tài năng như tiền vệ của HA Gia Lai, với nhãn quang chiến thuật đã được kiểm chứng có lẽ cũng không đến mức trong ngày một ngày hai trở thành người thừa ở cấp độ đội tuyển.

Đặt trường hợp đội tuyển Olympic Việt Nam sử dụng thêm tiền vệ phòng ngự, như cách mà Đức Huy đứng cạnh Xuân Trường hồi giải U23 châu Á cách nay nửa năm, có thể Xuân Trường sẽ được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng ngự từ xa, rồi thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình trong vai trò tổ chức lối cho và hỗ trợ hàng tấn công của đội tuyển.

Cũng có thể ở thời điểm hiện tại, Xuân Trường cần khoảng lặng trên băng ghế dự bị để tái tạo năng lượng, cũng như tìm lại cảm giảm khát khao được ra sân, trước khi được HLV Park Hang Seo tung anh vào ở những thời điểm thích hợp để tìm sự đột biến cho đội tuyển, như cách mà ông Park từng thực hiện đối với Công Phượng.

Và nói như cách của cựu HLV Nguyễn Thành Vinh, rằng cầu thủ dự bị hay chính thức chỉ khác nhau ở thời điểm bắt đầu trận đấu, chứ không phải khác nhau ở tầm quan trọng đối với đội tuyển. Có những cầu thủ tuy ngồi trên ghế dự bị nhưng không đúng nghĩa của từ “dự bị” mà người ta vẫn thường hiểu, mà có khi đó là “quân bài trong tay áo” của HLV trưởng.

Xuân Trường có thể là một quân bài như thế, ngay cả khi đặt trường hợp cầu thủ của HA Gia Lai không xuất trận ngay từ đầu!

Theo Dantri.com.vn


Olympic Việt Nam

ASIAD 2018

Xuân Trường

HLV Park Hang Seo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.