Không chỉ “hạ đo ván” trên sàngiao dịch quốc tế bằng hình thức “mua ảo trả tiền thật”, nhiều nhà kinh doanh càphê quốc tế lớn đã về tận rẫy tại Tây Nguyên tranh mua nguyên liệu với các doanhnghiệp trong nước.

>>

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao ViệtNam (Vicofa), 5/10 nhà kinh doanh cà phê nguyên liệu lớn nhất thế giới đã có mặttại thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc độc lập, số cà phê mà họthu chiếm tới 30% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam.

Nội công, ngoại kích

Những “đại gia cà phê” đang dần chiếm thị phần tại vùng cà phê lớn nhất Việt Namnhư Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man - Buôn Mê Thuật (Đak Lak),Công ty TNHH cà phê Hà Lan - Việt Nam (Ned coffee), Olam Dak Lak… Họ đang tungthương lái đến mua trực tiếp tại rẫy của nông dân và thu mua thông qua hệ thốngcác đại lý lớn nhỏ phân bố rộng khắp các tỉnh thành.

Thị phần cà phê nội sắp vào tay doanh nghiệp ngoại?

DN sản xuất, chế biến cà phê nội địa đang bị DN ngoại tranh mua nguyên liệu ngay trên sân nhà (Ảnh: Lê Hưng)

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa, cho biếttrong khi các doanh nghiệp trong nước gặp khókhăn về vốn thì những doanh nghiệp ngoại với lợithế về tài chính vẫn đẩy mạnh mua cà phê nguyênliệu của nông dân.

Trong khi đó, trên thị trườngquôc tế, nhiều nhà nhập khẩu cà phê cố tình trìhoãn việc giao nhận, trả tiền cho các nhà xuấtkhẩu của Việt Nam với lý do theo ông Nam là rất…vớ vẩn, đòi hỏi những điều kiện thanh toán chặtchẽ hơn. “Vin vào cớ này, có thể sẽ hình thànhlàn sóng tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam từphía các nhà nhập khẩu”, ông Nam lo lắng.

Đại diện doanh nghiệp đứng đầu cả nước về thumua xuất khẩu cà phê, ông Vũ Đức Tiến, Phó giámđốc Công ty CP đầu tư và xuất khẩu cà phê TâyNguyên, thừa nhận, “vũ khí hạng nặng” giúp doanhnghiệp trong nước có thể cạnh tranh với cácdoanh nghiệp nước ngoài hiện nay là vốn thì lạiđang bị kẹt.

Hằng năm, doanh nghiệp của ông cóthể vay 400 - 500  tỷ đồng nhưng vụ cà phê năm nay, mặc dù giá đang ở mức thấp,doanh nghiệp muốn mua tạm trữ cũng chỉ vay được 1/5 số vốn cần thiết. Số còn lạiphải huy động từ bên ngoài (tới gần 50 triệu USD) với mức lãi suất thỏa thuậncao “ngất ngưởng”.

Được thu mua nhưng có điều kiện?

Theo số liệu chưa chính thức của VICOFA, do giá xuống quá thấp nên xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm khoảng 34,45% về lượng và 43,24% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009.

Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổngcông ty cà phê Việt Nam (Vinacafe), thừa nhận,tình trạng doanh nghiệp nước ngoài vào mua báncà phê trực tiếp với nông dân đã xuất hiện từkhá lâu. Ở thời điểm giá thấp, doanh nghiệptrong nước thiếu vốn không thể mua vào thì cácdoanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả với mức giácao hơn hẳn.

Trong khi đó, điều bất công là từ nhiều năm qua,doanh nghiệp nội địa bỏ vốn đầu tư cho nông dântrồng cà phê, rồi bao tiêu sản phẩm cho họ. Vớihạ tầng có sẵn này, các doanh nghiệp nước ngoàichỉ việc “ngồi mát ăn bát vàng” khi bỏ tiền ralà thu gom được nguồn hàng lớn. Vì vậy, nhiềudoanh nghiệp đề xuất nên có ràng buộc với nhữngdoanh nghiệp nước ngoài, như muốn thu mua cà phêở khu vực nào đó thì cần phải có chính sách đầutư cho người trồng cà phê…

Theo Đăng Thư
Thị phần cà phê nội sắp vào tay doanh nghiệp ngoại?