Phần lớn các đồ chơi ngoại nhập đều chỉ có chữ nước ngoài, không có hướng dẫn sửdụng tiếng Việt và tem dán hợp quy. Một số đồ chơi có dán tem hợp quy nhưng lạichỉ là một mảnh giấy photo hoặc không còn được nguyên vẹn, rách nát.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6. Thời điểm này, nhiều cửahàng kinh doanh các mặt hàng đồ chơi, sách… thiếu nhi trên địa bàn Thủ đô Hà Nộiđã nhộn nhịp người mua. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là năm nay, nhiều loại đồchơi nhập ngoại không đảm bảo các quy định về nhãn mác vẫn đang tràn ngập trênthị trường lấn áp đồ chơi nội.

Đồ chơi nhập ngoại mập mờ nhãn mác

Sáng 26/5, tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ chơi dành cho trẻ em trên cáctuyến phố Lương Văn Can, Chả Cá, Hàng Mã… rất nhiều phụ huynh đã đi chọn muanhững món quà tặng con em mình nhân dịp Tết Thiếu nhi 1-6. Giống như những nămtrước, hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được chính là sự tràn ngập của các loại đồchơi ngoại nhập, trong khi đó đồ chơi sản xuất trong nước thì lại đang được bàybán khá khiêm tốn.

Tại một quầy hàng trên phố Lương Văn Can, những đồ chơi được bày bán nhiều nhấtlà rô bốt, ô tô, siêu nhân, búp bê… đầy đủ màu sắc, giá cả dao động từ vài chụcnghìn đến vài trăm nghìn một sản phẩm. Một nhân viên bán hàng ở 38 Lương Văn Cancòn cho chúng tôi biết: “Cửa hàng nhà em nếu đồ chơi do Việt Nam sản xuất chỉ cóđĩa bay Tosy thôi, còn lại là hàng Trung Quốc hết”.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn các đồ chơi ngoại nhập đều chỉ có chữnước ngoài, không có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt và tem dán hợp quy. Một số đồchơi có dán tem hợp quy nhưng lại chỉ là một mảnh giấy phô tô hoặc không cònđược nguyên vẹn, rách nát.

Vừa hỏi mua chiếc đồng hồ có hình siêu nhân màu xanh đỏ, bác Nguyễn Minh Hạnh, ởquận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho chúng tôi biết: “Cháu trai tôi nhất quyết đòi muacho đồ chơi là chiếc đồng hồ Ben 10 siêu nhân chứ nhất định không đòi mua đồchơi nào khác. Nếu không mua về là nó lăn ra khóc. Biết là không tốt nhưng tôivẫn phải mua”.

Không chỉ ở các quầy đồ chơi mà tại một số chợ, siêu thị, đồ chơi ngoại nhậpcũng có mặt và chiếm thị phần nhiều hơn so với đồ chơi Việt Nam. Chị Minh Hằng,ở Thụy Khuê cho biết: “Tôi cho cháu vào Siêu thị Fivimart ở đường Hoàng HoaThám, Hà Nội mua đồ chơi. Thế nhưng toàn đồ chơi nước ngoài thôi. Đồ chơi ViệtNam thì chỉ có mấy loại lắp ghép bằng gỗ đã khá cũ và nhàm chán”.

Thị trường cho ngày 1-6: Toàn đồ chơi ngoại không nhãn mác
Đồ chơi nhập ngoại vẫn đang lấn át thị trường.

Lo ngại đồ chơi ngoạinhập không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ, nhiềubậc phụ huynh lại lựa chọn những loại sách vở, quần áo, giày dép… chotrẻ em nhân dịp 1-6. Chị Thu Nga, ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội cho biết:“Tết Thiếu nhi năm nay tôi chọn mua cho cháu bộ sách khoa học để giúpcháu mở mang kiến thức”. Chị Lan Hương thì mua một bộ đồ lắp ghép Legodo Đan Mạch sản xuất cho cô con gái: “Bộ lắp ghép này tuy có hơi đắt mộtchút là hơn 1 triệu đồng nhưng đảm bảo an toàn và phát huy được sự sángtạo của trẻ”.

Chưa xuất hiện đồ chơi kinh dị, rùng rợn

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 đã gần đến, các lực lượng chức năng đang tổchức mạnh các đợt kiểm tra các quầy hàng kinh doanh đồ chơi. Quận HoànKiếm là địa bàn tập trung buôn bán đồ chơi lớn nhất của Hà Nội nên côngtác kiểm tra diễn ra thường xuyên. Đến thời điểm này trên thị trườngchưa thấy bày bán đồ chơi kinh dị, rùng rợn như những năm trước. Đây làkhẳng định của ông Lưu Bách Chiến, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số2, Chi cục QLTT Hà Nội.

Tuy nhiên, đồ chơi bạo lực vẫn được lén lút kinh doanh… Cụ thể, trongtháng 5/2012, Đội QLTT số 2 đã kiểm tra và tịch thu hàng trăm đồ chơibạo lực gồm kiếm, súng, dao tại phố Chả Cá. Ngày 10/5, Đội đã kiểm travà tịch thu 90 thùng đồ chơi nhập lậu tại cửa hàng số 15 phố Cao Thắng.Theo ông Chiến thì qua kiểm tra chủ yếu phát hiện đồ chơi nhập khẩunhưng không có hóa đơn, chứng từ.

Ngày 19/5, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học – Công nghệ đã tiến hành khảo sátvà kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội. Qua ghi nhậntại 4 cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, đoàn kiểm tra đãphát hiện nhiều mẫu đồ chơi trẻ em có dán tem hợp chuẩn nhưng không cóhồ sơ chứng nhận hợp quy.

Tại cửa hàng đồ chơi số 35 phố Lương Văn Can, cơ quan kiểm tra phát hiệnmột số mẫu đồ chơi trẻ em vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, không có nhãnphụ và ghi thiếu nội dung theo quy định. Đoàn kiểm tra đã lấy ngẫu nhiên13 mẫu đồ chơi trẻ em tại 4 cơ sở kinh doanh với các chủng loại nhưnhựa, gỗ và kim loại để kiểm định chất lượng

Tràn ngập đồ chơi ngoại nhập trên thị trường không có dấu hợp quy hoặcdán dấu hợp quy photo lại đang khiến các vị phụ huynh đau đầu. Chọn muađồ chơi mang tính giáo dục trong dịp Tết thiếu nhi cho con em quả làkhông dễ khi trên thị trường còn quá nhiều đồ chơi chưa đúng với quychuẩn Việt Nam.

“Chúng tôi tiếp tục tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện việc kinh doanhđồ chơi bạo lực, kinh dị, dán dấu hợp quy giả, không có hóa đơn, chứngtừ” - ông Lưu Bách Chiến cho biết.

Theo CAND