Chỉ sau 10 năm, dịch vụ điện thoại, internet đã không còn là những mặt hàng xaxỉ mà trở thành một công cụ hữu ích trong đời sống của mọi người dân Việt Nam.
Từ một bức tranh đơn sắc…
Nhìn vào tình hình thực tế của thị trường trước năm 2000, các chuyên gia kinh tếđều cho rằng, ngành viễn thông Việt Nam vẫn chưa có những bước phát triển độtphá và tương xứng với tiềm năng.
Thị trường mới chỉ có một nhàcung cấp dịch vụ duy nhất là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Cácdịch vụ viễn thông vẫn được xem như là một “món hàng” xa xỉ, chỉ dành cho nhữngngười có thu nhập khá. Tính đến năm 2000, cả nước mới có khoảng 3 triệu thuê baođiện thoại (đạt mật độ 3,5 máy/100 dân).
Như vậy, khi bước sang thế kỷXXI, ở Việt Nam vẫn có tới hơn 70 triệu người dân chưa có điều kiện tiếp cận vớicác dịch vụ viễn thông - một công cụ cần thiết cho cuộc sống, một nhân tố cầnthiết để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Còn trên các bảng xếp hạng cácchỉ số phát triển công nghệ thông tin và viễn thông thế giới, Việt Nam luôn đứngở tốp cuối.
... có nhân tố mới tham giathị trường
Tháng 10/2000, lần đầu tiên có một dịch vụ viễn thông được cung cấp ngoàiVNPT. Đó là dịch vụ điện thoại đường dài VoIP do Viettel cung cấp với mã số 178.Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được lựa chọn và có thể sử dụng các dịch vụviễn thông với cước phí thấp hơn tới 40% so với trước đây.
Sự kiện này mở đường cho giai đoạn cạnh tranh, là một khái niệm viễn thông mớiđược hình thành. Nếu như trước kia, người ta vẫn nói đến viễn thông là có cáctính từ “hiện đại”, “cao cấp” đi kèm và được mặc định là chỉ có ở những khu vựcthành thị, chỉ dành cho người có tiền thì lúc này, một nhà mạng tiên phong đãđưa ra khái niệm mới thông tin liên lạc, kết nối là “cơm gạo” là nhu cầu tất yêucủa mọi người cần được thỏa mãn.
Xuất phát từ một cách quan niệmấy, Viettel đưa ra mục tiêu “bình dân hóa” các dịch vụ viễn thông để người ViệtNam nào cũng có thể dùng điện thoại. Lúc đầu, nhiều người cho rằng đây là mụctiêu quá ảo tưởng bởi hơn 70% dân số Việt Nam sống tại các vùng nông thôn, vùngsâu, vùng xa có thu nhập thấp, ăn còn chẳng đủ nói gì đến việc sử dụng điệnthoại di động với chi phí tối thiểu hàng tháng tương đương với nửa tạ gạo (năm2000, để duy trì dịch vụ di động, khách hàng phải trả ít nhất 150.000đ/tháng,gạo có giá 2.5000đ/kg).
Chính thức cung cấp dịch vụ diđộng vào tháng 10/2004, Viettel đã tạo dấu ấn trên thị trường viễn thông bằngmột mạng lưới rộng lớn phủ sóng khắp 64/64 tỉnh thành trên cả nước và một chínhsách giá cước rẻ hơn rất nhiều so với các nhà mạng khác. Số lượng thuê bao củaViettel tăng trưởng ở mức “không tưởng” khi chỉ chưa đầy 1 năm đã có 1 triệuthuê bao và 6 năm sau con số này đã tăng lên hơn 40 triệu (gấp 10 lần tổng sốthuê bao di động toàn quốc vào năm 2004).
Cách quan niệm khác về viễn thôngcũng như sự phát triển của Viettel đã góp phần tạo ra sân chơi mới cho các doanhnghiệp cùng ngành - sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh lành mạnh đã thúc đẩy thịtrường bùng nổ, mang đến cơ hội sử dụng dịch vụ cho tất cả mọi người.
... đến thị trường cótốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới
Bức tranh viễn thông của Việt Namđã hoàn toàn thay đổi. Từ một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, hiện nay, thịtrường đã có sự góp mặt của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước; Từ consố 3 triệu thuê bao điện thoại đến nay cả nước đã có 114 triệu thuê bao (đạt mậtđộ 132 máy/100 dân); Từ một đất nước lạc hậu về công nghệ, giờ đây Việt Nam đãlà trở thành một điểm sáng trên bản đồ viễn thông quốc tế với tốc độ phát triểnnhanh thứ 2 thế giới.
Theo báo cáo mới nhất về chỉ sốphát triển CNTT-TT được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) công bố năm 2010 xếphạng 159 quốc gia, vùng lãnh thổ theo mức độ phát triển của ICT, Việt Nam đãđược xếp vị trí 86, cao hơn nhiều nước ở trong khu vực. Việt Nam cũng được đánhgiá là nước có sự phát triển vượt bậc của chỉ số truy nhập và sử dụng.Chỉ số Sẵnsàng kết nối (NIR) của Việt Nam năm 2010 cũng được xếp hạng 54, tăng 16 bậc sovới năm 2009 (70), và tăng 19 bậc so với năm 2008 (73).
Theo các chuyên gia kinh tế, nếuviễn thông tăng trưởng 10% thì sẽ góp phần tăng GDP tăng trưởng 1%. Viễn thôngđóng vai trò như những mạch máu giao thông của một quốc gia, giúp thông tintrong xã hội có thể được lưu thông, giúp mọi người kết nối được với nhau. Viễnthông còn là đầu tàu kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
Thúy Ngà