- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
2 vụ “1 sản phẩm 2 cái mác” chấn động dư luận năm 2017 khiến triệu người tiêu dùng ngã ngửa
Khi những thương hiệu này bị phanh phui đã khiến cho dư luận hết sức bức xú
Scandal Khải Silk và chuyện đóng giả chính mình
Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiểu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Made in Vietnam". Đứng trước thông tin này, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khải Silk cuối cùng cũng đã lên tiếng sau nhiều ngày im lặng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận, thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.
Theo ông Khải, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước.
Khi đó, chính ông Khải đã sang Trung Quốc nhập hàng về vì nghĩ đơn giản rằng "các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa".
Ông Khải cũng cho biết, tập đoàn của ông đã phát triển thành tập đoàn đa ngành khiến ông lúng túng trong khâu quản lý và đặc biệt là mảng lụa tơ tằm chỉ còn đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, thiếu kiểm tra giảm sát. Thế nhưng, Hoàng Khải vẫn khẳng định, dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại đây không phải là sản phẩm kém chất lượng, bởi hàng bán ở Khaisilk luôn được duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.
Trước đó, Công ty V. là một khách hàng quen thuộc của sản phẩm khăn lụa tơ tằm thương hiệu Khaisilk, đã đặt mua 60 chiếc khăn tay lụa tơ tằm của Khaisilk, kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại Khaisilk 113 Hàng Gai.
Chiều 17/10, nhân viên của Khaisilk giao lô hàng 60 chiếc khăn cho Công ty V. Khi kiểm tra lô hàng này ngay tại công ty, phía công ty V phát hiện 1 chiếc khăn vẫn còn nguyên 2 chiếc mác, một là "Made in China" và một là Khaisilk Made in Vietnam.
59 chiếc còn lại chỉ có mác Khaisilk Made in Vietnam, nhưng trên viền khăn lại có một miếng nhỏ màu trắng, nhìn giống như đã bị cắt mác từ trước.
Ngay lập tức, công ty V đã lập biên bản và gửi phản hồi tới lãnh đạo của hệ thống Khaisilk nhằm đặt vấn đề làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng 60 chiếc khăn lần này, chất liệu thực sự là gì, và các lô hàng khăn trước đó chất lượng thế nào.
Đến ngày 19/10, Khaisilk đã có văn bản trả lời Công ty V. Theo văn bản này, phía Khaisilk khẳng định, các mẫu khăn lụa đều thuộc thương hiệu Khaisilk và được làm từ 100% lụa tơ tằm. Riêng chiếc khăn có 2 nhãn mác là do "nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng, do thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Chiếc khăn này nằm trong đơn hàng 350 chiếc do Khaisilk sản xuất cho khách hàng Design GO tại Hong Kong, may riêng nhãn mác "Made in China" theo yêu cầu của khách vì lý do thủ tục nhập khẩu riêng của khách".
Tuy nhiên, câu trả lời này của Khaisilk không làm phía Công ty V. hài lòng, nhiều người dùng mạng xã hội cũng tỏ ra hoài nghi về chất lượng khăn cao cấp của Khaisilk.
Những ngày sau đó, thêm nhiều người dùng Facebook đăng tải hình ảnh chiếc khăn có mác Made in Vietnam của thương hiệu Khaisilk, nhưng cũng có một vết cắt mác nhỏ màu trắng còn sót lại trên viền khăn.
Vụ lô mỹ phẩm 11 tỷ không rõ nguồn gốc
Trước đó, ngày 18/10, Đội 6 Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Thiên Nhiên Việt Nam (địa chỉ tại Lô 18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội).
Thời điểm này, trong công ty có hơn 10 loại mỹ phẩm có trong kho hàng, tất cả đều ghi Made in Newzealand hoặc Made in Korea. Tuy nhiên, một số người thuộc công ty này đều không xuất trình được đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Sau đó toàn bộ số hàng này đã bị cơ quan chức năng thu giữ và niêm phong.
Theo tìm hiểu, các sản phẩm mỹ phẩm của công ty này được các nhân vật nổi tiếng trong giới ca sĩ, người mẫu đang làm đại sứ thương hiệu như diễn viên Ốc Thanh Vân, Lã Thanh Huyền, Bảo Thanh, Á hậu Dương Tú Anh, Ngọc Trinh.
Liên quan đến vụ việc công ty mỹ phẩm có nhiều người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu bị phát hiện lô hàng 11 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, ngày 30/10 đại diện công ty này đã đến trụ sở đội quản lý thị trường số 6 (Hà Nội) để giải quyết vụ việc.
Tại đây, bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc công ty TNHH thiên nhiên TS Việt Nam xác nhận lô hàng có giá trị gần 11 tỷ đồng bao gồm thực phẩm chức năng, và mỹ phẩm là của công ty do mình làm chủ.
Lý giải về việc sau gần 13 ngày số hàng bị thu giữ mà công ty vẫn chưa thể cung cấp được thông tin nhà sản xuất cho cơ quan chức năng, bà Trang cho biết, các sản phẩm trên đều được nhà sản xuất tự đến công ty chào hàng với bộ phận mua hàng nên công ty không lưu giữ lại thông tin.
Sau khi số sản phẩm bị thu giữ công ty cũng có liên hệ lại với các nhà sản xuất nhưng đến nay tất cả không liên lạc được.
"Khi biết trên bao bì sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản xuất và công bố chất lượng mỹ phẩm theo đúng quy định của Bộ Y tế công ty chúng tôi đã liên hệ với cơ quan cảnh sát môi trường và một công ty chuyên về xử lý, thiêu đốt sản phẩm giả, nhái để tiến hành thiêu hủy lô hàng. Thế nhưng do chưa có sự đồng thuận về mức giá với công ty đối tác nên số hàng này vẫn lưu lại tại kho", bà Trang chia sẻ.
Thế nhưng, lãnh đạo đội quản lý thị trường số 6 khẳng định, thời điểm đơn vị này kiểm tra, có 8 công nhân của công ty đang tiến hành đóng gói sản phẩm. Nhiều sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đã đóng gói xong, không phải là hàng đang đợi tiêu hủy.
Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với chúng tôi một lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường cho biết, ngày 31/10 Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cùng Công an thành phố Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nhằm tiến hành phân loại hồ sơ xem có xử lý hình sự đối với vụ việc này hay không.
Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương khẳng định, số mỹ phẩm trên của công ty TS Việt Nam chắc chắn là hàng giả, với trị giá và quy mô lớn lớn nhất từ trước tới nay.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- 1 ngày trước
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.
- Thị trường09/08/2020Giá vàng gặp áp lực chốt lời mạnh sau khi liên tiếp tăng phi mã gần đây và liên tiếp thiết lập các mốc cao kỷ lục mới.