'Bật mí' loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn

Nơi đây không chỉ là cái nôi của võ thuật mà còn là nơi sản sinh ra một món ăn truyền thống nổi tiếng bún Song Thằn.

Làng An Thái là một trong những làng nghề cổ ở Bình Định, nơi đây không chỉ là cái nôi của võ thuật mà còn là nơi sản sinh ra một món ăn truyền thống nổi tiếng bún Song Thằn.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-1

Làng An Thái (xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn) được biết đến là vùng đất võ nổi tiếng, lưu truyền như: Roi Thuận Truyền, quyền An Thái…Ngoài ra, vùng quê này cũng được biết đến bởi sản vật gia truyền bún Song Thằn mà hiếm nơi nào có được.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-2

Từ xa xưa, bún Song Thằn làng An Thái đã quen thuộc trong câu ca "Nón ngựa Gò Găng/Bún Song Thằn An Thái", chính điều này đã góp phần làm nên ẩm thực độc đáo, đặc trưng của nơi “đất võ, trời văn” Bình Định.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-3

Bún Song Thằn (làm thành từng tấm hình vuông mỗi cạnh 30cm, phơi khô) nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Theo cư dân địa phương, sở dĩ có tên gọi “Song Thằn” vì khi làm bún, người thợ thường bắt dây bún từng đôi một, nhiều người đọc thành bún "song thằn". Còn có nhiều thông tin rằng, dưới thời phong kiến, các quan lại địa phương đều mang theo bún Song Thằn tiến lên vua nên còn được gọi là bún tiến vua. 

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-4

Ông Võ Văn Tâm (làng An Thái), cho biết để làm ra bún, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn công phu và phức tạp. Nguyên liệu chính được làm chủ yếu bằng bột đậu xanh.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-5

Bước đầu, đậu phải lựa cho thật đều, phơi nắng thật khô rồi đem ngâm vào nước lạnh, sau đó xay đậu vào ban đêm trên các bãi sông. Cần phải lưu ý, nếu xay vào ban ngày giữa tiết trời nắng nóng, bột sẽ bị hỏng ngay. Bột khi xay xong phải qua khâu gạn lọc và phân loại bột nhất, bột nhì. Tinh bột đem phơi nắng cho thật khô mới đem làm bún. Thông thường, cứ 4kg đậu làm ra 1 kg bún.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-6

“Bún Song Thằn chỉ ở làng An Thái mới làm được, gia đình tôi đã có 3 đời làm bún, hiện các con vẫn tiếp tục theo nghề. Trong xóm chỉ còn khoảng 3 hộ còn theo làm nghề này”, ông Tâm cho hay.  

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-7

Ngoài sản xuất bún Song Thằn, người dân làng An Thái còn tập trung mở rộng làm các loại bún khô, bún gạo bột mù, bánh phở, bánh tráng…

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-8

Màu vàng nhuộm cả một vùng quê yên bình, khá đẹp mắt.

Bật mí loại bún Song Thằn tiến Vua, nức tiếng xứ đất võ, trời văn-9

Nhờ vào nghề làm bún, nhiều hộ gia đình ở làng An Thái khấm khá, có tiền nuôi con ăn học.

Theo Dân Việt


Bún Song Thằn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.