Cảnh giác trước chiêu gắn mác nhà đất 'vỡ nợ', 'ly dị' của cò đất

Để câu kéo được người mua, thời gian gần đây, các cò đất nghĩ ra chiêu gắn mác vỡ nợ bán gấp, thua độ bóng đá hoặc thậm chí là vợ chồng ly dị.

Để nhanh chóng đẩy được “hàng” đi, các chiêu đi phát tờ rơi, chạy quảng cáo dường như không mấy hiệu quả với những cò đất chuyên nhận ký gửi nhà đất. Để câu kéo được người mua, thời gian gần đây, các cò đất nghĩ ra chiêu gắn mác vỡ nợ bán gấp, thua độ bóng đá hoặc thậm chí là vợ chồng ly dị.

Dạo qua một số diễn dàn mua bán nhà đất, không khó để bắt gặp những dòng chào mời đầy kích thích người mua như “vỡ nợ cần bán nhà gấp”, “thua độ bóng đá, bán nhanh nhà” v.v… Không ít người nếu không tinh ý sẽ có thể “sập bẫy” của cánh cò đất vì tâm lý ham rẻ.

“Tôi đang có nhu cầu tìm mua một mảnh đất trong nội đô Hà Nội. Thời gian đi tìm đất cũng không phải là ít. Hai năm qua, không ít lần tôi đã bắt gặp những dòng quảng cáo nói người bán nhà đang vỡ nợ hay vợ chồng ly dị cần bán để chia tài sản. Tuy nhiên, hầu như đều “ăn trái đắng” vì không đúng như những gì quảng cáo khi đến xem thực tế”, anh Thành (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết.

Trong khi đó, chị Quỳnh Trang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng từng mất nhiều thời gian đi lại với một mảnh đất ở khu vực phường Đông Ngạc được quảng cáo là… đất vỡ nợ, chính chủ cần bán. Tuy nhiên, khi chị Trang cùng chồng đã ưng mảnh đất và có ý định muốn tiến tới làm hợp đồng thì “chính chủ” mới nói là “cò đất” và yêu cầu có % khi ký hợp đồng. Mặc dù khá ưng mảnh đất nhưng khi so sánh giá đất trong khu vực thì dù được bán với giá “vỡ nợ” nhưng mảnh đất chị đang cân nhắc còn… cao hơn giá mặt bằng chung.

Cảnh giác trước chiêu gắn mác nhà đất vỡ nợ, ly dị của cò đất-1

Những lời quảng cáo "thua độ" cần bán nhà không khó để bắt gặp.

Tình trạng gặp cò đất tung hoả mù như anh Thành, chị Trang thực tế không phải là hiếm. Lợi dụng tâm lý muốn mua giá rẻ của nhiều người nhân dịp bóng đá, dân chơi thua độ hay những gia đình vỡ nợ cần bán gấp có thể ép giá, nhiều cò đất đã tung các tin rao bán nhà đất “mùi mẫn” thu hút được sự quan tâm không nhỏ.

Trong hàng chục người đến xem, chỉ cần một người chốt mua là cò đất đã có thể ăn % với chủ nhà đất và cả người mua. Một số cò đất còn sẵn sàng “chơi đẹp” khi chỉ ăn % của chủ nhà, không lấy % của khách. Mọi chuyện chỉ có thể làm rõ khi sổ đỏ chính chủ được trưng ra.

“Bây giờ thị trường bất động sản cạnh tranh khốc liệt. Ai làm nghề này cũng phải tìm đủ mọi cách để bán được nhà. Sống bằng % của các hợp đồng mua bán nhà cũng không dễ dàng chút nào nên chúng tôi phải nghĩ ra những lời rao bán thật kêu như vậy mới hấp dẫn khách được”, một cò đất giấu tên ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ.

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, đó chỉ là cách kiếm tiền chộp giật. Nguyên nhân là bởi chỉ có cánh cò đất nhỏ lẻ mới sử dụng cách này. Khi đưa ra thị trường những thông tin không đúng sự thật, bản thân cò đất không phải ai cũng nhập nhèm như vậy được và cũng không khó để lật tẩy nếu khách mua nhà đất có kinh nghiệm. Còn về thị trường bất động sản những cò đất sử dụng phương án kích cầu như vậy sẽ gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

"Biết là đôi khi mánh này có thể tạo ra tâm lý dè chừng của khách hàng nhưng quan trọng là khách mua vẫn gọi điện đến. Nếu họ đồng ý đến xem nhà đất thì lúc đó nói cụ thể cũng đâu có sao. Tôi từng bán thành công không ít mảnh đất với phương án rao “kêu” như vậy. Có cầu thì ắt có cung thôi. Ai mà không muốn mua được nhà đất giá rẻ”, Nguyễn Anh Tuấn, một cò đất khu vực quận Nam Từ Liêm cho biết.

Thực tế, những người đang có nhu cầu đi mua nhà đất có thể phân biệt người môi giới và chính chủ khá đơn giản. Để tránh mất thời gian không bị cánh có đất “dắt mũi”, người mua chỉ cần đọc kỹ những tin rao bán không ghi địa chỉ cụ thể chắc chắn là do người môi giới đăng.

Cảnh giác trước chiêu gắn mác nhà đất vỡ nợ, ly dị của cò đất-2

Người mua nên cảnh giác trước những lời rao bán theo dạng "vỡ nợ" (!?)

Bên cạnh đó, khi xem tin rao bán nhà đất, người mua chỉ cần tra cứu số điện thoại liên hệ của người bán, nếu kết quả trả về hiện một loạt các thông tin rao bán bất động sản khác thì đó chắc chắn là môi giới.

Bên cạnh đó, với những người có nhu cầu đi mua nhà đất lần đầu lại tham rẻ thường rất dễ vướng vào các vấn đề nhà đất không có đầy đủ giấy tờ căn nhà đó chỉ có giấy tờ viết tay, cò đất hứa sẽ làm cho khi mua đất. Đến khi mua nhà đất xong người mua sẽ phải chịu những rủi ro dính vào tranh chấp, kiện tụng v.v...

Trước thực trạng cò đất thường tung tin rao bán nhà đất theo kiểu “vỡ nợ” “ly dị” v.v… Các chuyên gia bất động sản cho rằng, tốt nhất, người mua nhà đất nên tỉnh táo trước những thông tin rao bán này vì thường là không chính xác. Nếu có ý định muốn mua thì nên cân nhắc đối chiếu, so sánh giá cả thị trường, giấy tờ nhà đất có đầy đủ không để tránh rơi vào tình trạng bị lừa đảo.

Theo Tiền phong


bất động sản

cò đất


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.