Chặt chém dân vùng bão: Rút giấy phép, đóng cửa hàng ngay

Sau siêu bão số 10 nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở Hà Tĩnh tăng giá so ngày thường

 Sau siêu bão số 10 nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở Hà Tĩnh tăng giá so ngày thường. UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sẽ tăng cường giám sát để bình ổn giá, nếu ai lợi dụng chặt chém sẽ kiên quyết xử lí.

“Vật liệu gì cũng tăng…”

Kỳ Anh là nơi tâm bão đi qua, toàn huyện có hàng chục nghìn nhà sập, tốc mái, do đó sau bão đi qua thị trường vật liệu xây dựng ở đây rất sôi động.

Chị Nguyễn Thị Tài (thôn Minh Tiến, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) vừa mua ngói fibrô cho hay, cơn bão số 10 đã phá hủy toàn bộ mái của ngôi nhà câp 4, tổng cộng hư hỏng hơn 150 viên ngói cần mua mới để thay thế.

chặt chém, vật liệu xây dựng

Người dân tranh thủ mua VLXD sửa chữa nhà cửa sau siêu bão.

“Tháng trước tôi cũng mua ngói fibrô loại 1,8m với giá 53 nghìn, nhưng hôm nay đi mua thì giá là 65 ngàn/tấm, tăng 12 ngàn so với ngày bình thường. Dù giá tăng nhưng cũng phải mua để về sửa lại nhà để ở”, chị Tài nói.

Theo người dân ở xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh), cơn bão vừa qua làm tốc một phần mái nhà và toàn bộ công trình phụ với khoảng 100 tấm ngói fibrô.

“Ở đây rất nhiều nhà bị tốc mái nên phải đi mua ngói về sửa lại nhà, so với ngày thường, mặt hàng ngói fibro ở đây tăng từ 5 – 10 ngàn/ tấm” – người dân này cho hay.

chặt chém, vật liệu xây dựng

Một người dân tranh thủ lợp lái mái nhà.

Theo khảo sát thị trường VLXD ở huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh thì sau cơn bão số 10 giá vật liệu có xu hướng tăng từ 10 – 15% tùy loại mặt hàng. Đơn cư như loại ngói fibrô tăng giao động từ 5 – 10 ngàn đồng/tấm; tôm lợp mỗi mét tăng trung bình 5 ngàn đồng; xi măng, ngói cừa, sắt thép… trung bình tăng khoảng 10%.

Bà Đỗ Thị Hoàn – Công ty TNHH Hoàn Nghi Vũng Áng cho hay, DN bắt đầu mở cửa bán tôn thép bắt đầu vào sáng ngày 17/9, so với những ngày thường, sức mua tôn thép tại công ty này tăng gấp 3 lần, giá tôn cũng có tăng nhưng không đáng kể.

“Hiện nay giá mỗi m2 tôn tăng từ 7 - 10 ngàn đồng so với thời điểm trước bão, vì giá VLXD nhập về có tăng, hơn nữa, ở đây còn mất điện, công ty phải sử dụng máy nổ để cán tôn nên phải tăng thêm gia bán để bù đắp chi phí” – bà Hoàn nói.

Bà Cao Thị Lý - Chủ cửa hàng VLXD tại xã Kỳ Tiến cho biết, từ hôm bão tan đến nay một số VLXD “cháy” hàng, đặc biệt đối với loại ngói fibrô.

Chỉ vào đống ngói fibrô mới nhập về, bà Lý cho hay, hàng được nhập về liên tục để phục vụ nhu cầu cho người dân, so với ngày thường giá loại ngói này tăng dao động khoảng 5 – 10 ngàn/tấm tùy loại. Việc tăng giá cũng phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Chặt chém sau bão: Không thể chấp nhận

Ông Dương Tất Thắng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, sau bão, địa phương này rất quan tâm đến giá cả thị trường, đặc biệt là đối với VLDX.

chặt chém, vật liệu xây dựng

Các cửa hàng vật liệu xây dựng ở vùng tâm bão luôn nhộn nhịp kẻ bán người mua.

Hiện nay đã có một số thông tin phản ảnh giá cả tăng, việc này tỉnh kiên quyết ngăn chặn, không để tình trạng tăng giá, móc túi dân nghèo dân nghèo sau bão.

“Cơn bão số 10 vừa qua dân đã chịu thiệt hại quá rồi, hiện cả nước đang chung tay hướng về dân vùng bão Hà Tĩnh, nên việc các cửa hàng tăng giá là không chấp nhận được, vì thế bất cứ cơ sở kinh doanh nào tăng giá vào lúc này phải bị lên án và phải bị xử lí nghiêm”- ông Thắng nói.

Ông Thắng cũng cho biết, để mạnh tay với các cửa hàng tăng giá thì ngoài việc xử phạt hành chính thì sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng rút giất phép kinh doanh, đóng cửa các cửa hoàng, doanh nghiệp ngang nhiên tăng giá sau bão.

Ông Nguyễn Cự Dũng, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Tinh cho hay, hiện Chi cục Trưởng Chi cục Quản lí thị trường (QLTT) Hà Tĩnh tập trung tối đa lực lượng để bình ổn giá, các lực lượng này đến từng cửa hàng, công ty buộc chủ các cơ sở kí cam kết không bán tăng giá, đồng thời giám sát luôn việc bán sản phẩm cho người dân.

chặt chém, vật liệu xây dựng

Cơ quan quản lý thị trường Hà Tĩnh đang kiểm tra các cửa hàng bán VLXD sau bão

Chi cục trưởng chi cục QLTT Hà Tĩnh thừa nhận có hiện tượng tăng giá bán, đặc biệt là đối với giá VLXD, nhưng mức tăng không cao.

“Hiện một số huyện vẫn chưa có điện, các cơ sở kinh doanh phải dùng máy nổ để hoạt động khiến chi phí tăng, nên các cơ sở kinh doanh phải tăng nhẹ để bù đắp chi phí phát sinh”- ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, hiện Chi cục QLTT cung cấp số điện thoại đường dây nóng theo đầu số 02393.950.789 để người dân khi phát hiện có thể gọi điện phản ánh, tố giác, giúp đơn vị kịp thời xử lí các cơ sở tăng giá, móc túi người dân

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.