- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Choáng với chiêu 'bẩn' chế rượu rởm siêu tốc
Hối hả. Ồn ã. Khung cảnh ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Bắc Ninh) khá lạ lẫm so với những làng quê khác. Dân buôn tứ phương, tám hướng đánh ô tô đổ về đây kìn kịt vào dịp cận Tết.
Hối hả. Ồn ã. Khung cảnh ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Bắc Ninh) khá lạ lẫm so với những làng quê khác. Dân buôn tứ phương, tám hướng đánh ô tô đổ về đây kìn kịt vào dịp cận Tết. Họ làm gì? Trả lời là nhập rượu đóng can. Chỉ có điều chất lượng của từng loại rượu ra sao rất khó có thể biết...
Men rượu sống giết chết nghề truyền thốngChất lượng thơm ngon của thứ rượu quê truyền thống được sản xuất ở Đại Lâm không chỉ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc, mà đã ăn vào trí nhớ của không ít dân nhậu các tỉnh, thành lân cận. Đã có thời kỳ, 80% hộ dân ở Đại Lâm làm nghề nấu rượu, đi dọc đường làng, hương men thuốc bắc tỏa ngào ngạt; sắn, gạo chất đầy bồ chờ nấu ủ men.
Thế nhưng, hình ảnh những chum rượu chất đầy nhà, khắp sân bây giờ dường như biến mất. Thay vào đó là những phuy nhựa màu xanh dung tích 200 lít án ngữ trước cửa.
“Rượu quê” mà để vào đó thì mất hết mùi, ông T, một người gắn bó với nghề nấu rượu truyền thống ở địa phương này khẳng định. Từ khi “công nghệ sản xuất rượu không khói” được pha chế từ cồn, nước lã và men sống tràn về làng, những gia đình nấu rượu gạo, rượu sắn truyền thống trở nên điêu đứng vì… không thể cạnh tranh nổi về giá.
Nhiều nhãn hiệu men rượu của Việt Nam bị làm nhái... |
Để “mục sở thị” loại men sống này, chúng tôi tìm đến đại lý men rượu Thức Nghị, nằm ở giữa làng Đại Lâm, tỏ ý muốn nhập hàng số lượng lớn. Bà Thức, chủ đại lý, nói: “Cô bảo thật. Rượu nấu men sống gắt lắm, khó uống, nếu nấu chỉ được bán buôn cho khách lạ thôi. Còn nếu lần đầu bán men thì càng không nên lấy, mất khách. Cô có loại men thuốc bắc, 1 lạng dùng cho 1 yến gạo, nếu để rượu khoảng 35o thì được 13-14 lít (thay vì chỉ được 7-7,5 lít rượu so với men truyền thống), người uống cũng đảm bảo. "Dây vào thứ men sống này mà bán cho người quen có ngày ăn chửi”.
Thấy khách nằng nặc đòi mua, bà Thức vui vẻ chiều lòng. Bà lôi ra 6 loại men sống khác nhau rồi lần lượt giới thiệu từng sản phẩm.
Loại men thứ nhất có tên “Hương nếp”, vỏ bì màu đen, chữ trắng, trọng lượng 500 g, dùng cho 100 kg gạo. Đặc biệt, lượng rượu thu được nhiều hơn 30% (từ 3-5 lít/10 kg) so với các loại men khác. Sản phẩm này được giới thiệu là do Công ty Men rượu Hà Nội SX. Tuy nhiên, tìm mỏi mắt không thấy địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Ngày sản xuất và hạn sử dụng cũng trống trơn. Theo bà Thức, loại men này có giá đắt nhất: 45.000 đồng/gói. Uống chục chén là bị đau đầu nhưng êm nhất so với các loại men sống.
Sản phẩm men rượu thứ hai có tên “Thùy Trang”, bao bì màu đỏ, chữ vàng sậm, trọng lượng 1 kg. Mặc dù được ghi rõ ràng cơ sở sản xuất men là Đinh Sơn Tùng, địa chỉ CO14, đường Lê Lợi, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng....
Tuy nhiên, chủ đại lý nói thẳng: “Loại này là hàng nhái, ruột nhập từ Trung Quốc, khó nấu mà rượu vẫn rất gắt”. Để kiểm chứng thông tin trên, PV đã liên hệ cho cơ sở sản xuất theo số điện thoại cố định được in trên bao bì: 026.8525XX nhưng không có tín hiệu. Tiếp tục gọi vào số di động: 09132790XX, một người đàn ông nghe máy. Người này cho biết cơ sở sản xuất Đinh Sơn Tùng có loại men tên “Thùy Trang”. PV hỏi tại sao trên bao bì không ghi rõ ngày sản xuất? Người này trả lời: “Nếu không có ngày sản xuất thì chắc chắn là hàng giả. Chúng tôi cũng đã phát hiện nhiều loại hàng giả rồi”.
Bà Thức đang xếp hàng cho khách... |
Theo thông tin quảng cáo, 1 kg men rượu này có thể dùng cho 150 kg gạo. Thời gian ủ men từ 2-3 ngày. Kết quả 1 kg gạo đạt 1,5 lít rượu, nồng độ rượu đạt từ 42-45o.
“Siêu men” ra nước “siêu tốc”
Loại men rượu thứ ba được bà Thức giới thiệu là “Men rượu gia truyền Quân Tám” - một loại men rượu để nấu rượu bằng nguyên liệu sống. Bà Thức giải thích: Men nguyên liệu sống này lạ ở chỗ: chỉ cần hòa men vào nước lã rồi cho gạo vào ngâm khoảng 5 ngày là có thể chưng cất và không phải nấu thành cơm làm gì cho tốn than, củi, nhưng nhược điểm là “rượu thành phẩm rất gắt và rất khó uống”. Mức giá cho loại men này là 35.000 đồng/kg, dùng được cho 100 kg gạo, ra thành phẩm khoảng 1 lít rượu/kg gạo nồng độ từ 45-55o.
Tuy nhiên, qua trao đổi với PV, đại diện Công ty TNHH MTV Quân Tám khẳng định: “Không có chuyện sản phẩm chính hãng “Men rượu gia truyền” của đơn vị chúng tôi đến được tay người tiêu dùng với giá 35.000 đồng (cho dù nhập thẳng từ công ty) mà phải trên 40.000 đồng. Nơi xa nhất có thể suýt soát 50.000 đồng/kg do chi phí vận chuyển tăng”. Và, cũng không có chuyện “chỉ ngâm gạo sống với nước men là chưng được rượu, bởi vi sinh vật không thể tiêu hóa hết tinh bột”.
“Men rượu gia truyền Quân Tám cũng bị nhái nhiều, kiện cáo nhiều lắm rồi nhưng chả giải quyết được cái gì”. Ngoài những sản phẩm trên, cửa hàng của bà Thức còn xuất hiện rất nhiều loại men sống khác như: Nếp Hoa Vàng, Đức Huy... với giá 18.000 đồng/gói 500 g, được giới thiệu vừa nhanh ra nước, vừa cho rượu thành phẩm cao gấp đôi, gấp ba so với các loại truyền thống. Tuy nhiên, chất lượng của các loại men này ra sao thì khó có thể kiểm chứng được.
“Nghi án sản xuất rượu từ cồn + nước lã”
Vào vai một nhân viên lấy mẫu kiểm nghiệm ATVSTP, chúng tôi tiếp cận một hộ gia đình ở làng Đại Lâm chuyên cung cấp rượu cho các tỉnh, thành Hải Phòng, Thanh Hóa...
Chị chủ nhà giới thiệu tên Hiền và khẳng định: “Rượu nhà chị đảm bảo 100% là thật”. Tuy nhiên, khi yêu cầu chị Hiền mở nắp thùng phuy để lấy mẫu, người này chống chế: “Phuy rượu đang chờ bốc lên ô tô nên đậy kỹ lắm, không vặn ra được đâu”, rồi chạy vào nhà lấy một can rượu trắng rót vào một chai lavie đưa cho chúng tôi. Những phuy nước chứa rượu vừa được lắp máy bơm để hút, vừa được nối với dây dẫn trên cao để đưa nước vào trong (ảnh chụp tại một cơ sở SX rượu ở làng Đại Lâm).
Những
phuy nước chứa rượu vừa được lắp máy bơm để hút, vừa được nối với dây
dẫn trên cao để đưa nước vào trong (ảnh chụp tại một cơ sở SX rượu ở
làng Đại Lâm)... |
Lúc đầu, chị Hiền cho biết số rượu trên do gia đình tự nấu ở dưới hầm. Nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn xuống kiểm chứng, chị Hiền không đồng ý với lý do: “Ở dưới đấy có con chó dữ. Giờ chị cũng phải đi tập thể dục, có gì hẹn các em trưa mai lại đến”.
Trước thái độ cương quyết của chúng tôi, chủ nhà đành phải thú thực: “Trước nhà chị nấu ở dưới hầm, nhưng bây giờ chị chuyển, chị không có người, phải thuê người ta nấu. Nhà chị chỉ việc lấy rồi đem đi bán thôi. Em thấy đấy, nhà chị có mỗi mình chị, anh thì đi lái xe khách, con cái học đại học hết”.
Đi quanh làng Đại Lâm, nhiều gia đình sản xuất rượu đặt hẳn dây dẫn nước vào nắp thùng phuy chứa rượu. Thậm chí, có gia đình còn chềnh ềnh cái máy bơm trước miệng thùng. Cách đây 2 năm, một đồng nghiệp của tôi đã từng “bóc mẽ” công nghệ sản xuất rượu cồn ở chính nơi đây.
Theo đó, công thức chế biến cực kỳ đơn giản: Mỗi thùng dung tích 200 lít, được bơm đầy nước. Sau đó cho 20 lít rượu sắn (rượu chuẩn), cho thêm một lượng nhất định cồn hoa quả bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật...
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cũng từng thừa nhận rằng: Từ năm 2000, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10.000 lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.
“Chúng tôi chỉ nhìn bằng mắt thường. Biết người ta bỏ cồn và nước lã vào rượu nhưng không đủ căn cứ để bảo người ta vi phạm. Nếu người dân uống rượu này rồi lăn ra chết thì lại là chuyện khác. Đằng này, về hình thức và cảm tính, đúng là thứ chất lỏng đặc biệt đó vẫn là rượu”.
Số lượng hộ nấu rượu truyền thống ở Đại Lâm ngày càng ít đi, quy mô nấu rượu cũng ngày càng giảm sút, nhưng dân buôn rượu tứ xứ đổ về đây “ăn hàng” mỗi năm lại thêm đông. Chỉ có thể lý giải ở khía cạnh kinh tế. Bởi, có những loại rượu ở Đại Lâm được giao bán chưa tới 10.000 đồng/lít (rẻ chỉ bằng 2/3 đến ½ so với giá rượu quê chính hiệu).
Gian thương luôn chọn mua hàng rẻ, người sản xuất thiếu đức ắt sẽ tìm cách làm hàng dởm để đáp ứng yêu cầu. Và thế là, chỉ có người tiêu dùng bị hại. Danh tiếng rượu Đại Lâm bị bào mòn mỗi ngày, và tai tiếng ngày càng nâng lên. Thật đáng buồn!...
Theo Nông nghiệp VN
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.