Chuyện buồn văn hóa đi siêu thị của người Việt

Bóc đồ ăn ngay mà “quên” trả tiền; thó trộm hàng hoặc không xếp hàng khi thanh toán, nói cười to tiếng...

Bóc đồ ăn ngay mà “quên” trả tiền; thó trộm hàng hoặc không xếp hàng khi thanh toán, nói cười to tiếng... là một số tật xấu của nhiều người Việt khi đi siêu thị.

Mới đây, trên trang Facebook Bien Hoa Young đăng tải một bức ảnh phản ánh sự thiếu ý thức của một số khách hàng tại siêu thị Big C ở Đồng Khởi - Biên Hòa. Trong bức ảnh, nhiều vỏ quả chôm chôm bị khách bóc ăn vứt ngay kệ hàng hoa quả, lẫn lộn vào những quả chôm chôm tươi ngon, sạch sẽ đang được bày bán. Đây là số vỏ do khách đến mua hoa quả bỏ lại dù siêu thị này đã có khuyến cáo cấm khách ăn thử sản phẩm.

khách hàng VIP, người Việt, người Nhật, xếp hàng, văn hóa, trộm cắp, mất đồ, Nhật Bản, cảnh báo, khách hàng

Bên cạnh những quả chôm chôm tươi, sạch sẽ được xếp đầy trên kệ là những vỏ quả bị vứt lẫn rất phản cảm. Nguồn ảnh Bien Hoa Young

Bức ảnh này ngay khi được đăng lên đã nhận được rất nhiều ý kiến bình luận. Đa số đều cảm thấy buồn và xấu hổ về sự thiếu ý thức này. Đáng nói, đây không phải hành động của một, hai "thượng đế" mà có rất nhiều người ở siêu thị này cũng hành động vô ý thức như vậy. Facebooker Minh Thoa cho biết: "Tối hôm qua mình cũng vào đây và cũng gặp rất nhiều người vô ý thức... Ăn mà không biết ngại là gì luôn".

Siêu thị hay trung tâm thương mại được đánh giá là môi trường mua sắm hiện đại và tiện lợi. Tuy nhiên, thực tế, tại đây vẫn diễn ra nhiều hành vi kém văn minh. Không ít "thượng đế" Việt có tật xấu khi đi mua sắm như “tự nhiên như ruồi” khi ăn uống thực phẩm trong siêu thị mà “quên” trả tiền hoặc ngang nhiên thó trộm hàng.

Năm 2015, dự luận được một phen dậy sóng khi được phản ánh về sự thiếu văn minh của một số khách hàng tại một trung tâm thương mại lớn của Nhật Bản ở Tân Phú (TP.HCM). Rất nhiều câu chuyện bi hài đã về hành vi của người tiêu dùng Việt.

Chẳng hạn, trung tâm này bày bán rất nhiều chủng loại hàng, đặc biệt là thức ăn. Mọi người đều được tự do ra vào mà không cần phải khóa giỏ như các siêu thị khác. Khách hàng chỉ cần chọn mua, thanh toán và ung dung ra cửa. Chính vì dễ dàng như vậy, không ít người đến quầy thức ăn lựa chọn xong ra thẳng bàn ăn để dùng mà không thanh toán. Trong khi, nhân viên bán hàng quá ít cộng với vào giờ cao điểm giảm giá lượng khách quá đông khiến việc kiểm soát gần như là không thể. 

Tình trạng này còn xảy ra cả với các loại thực phẩm khác như bánh mì, bánh ngọt, gà chiên, khoai tây... Gần như siêu thị nào cũng có tình trạng người tiêu dùng lấy vào túi mỗi thứ một ít rồi đến bàn ăn dùng vô cùng thoải mái, xong vứt phần thừa vào sọt rác, không hề ngó đến nơi thanh toán.

Chưa kể, các loại mỹ phẩm, nước hoa nho nhỏ cũng rất dễ bị đánh cắp. Hàng quần áo còn đơn giản hơn. Những người chủ ý lấy cắp chỉ cần chọn, xé mác và vào phòng cho con bú của các bà mẹ thay ra, mặc đồ mới còn đồ cũ có thể vứt hoặc bỏ giỏ mang về. 

Không chỉ ăn cắp ở trong nước, đã có nhiều trường hợp ăn cắp bị phát hiện ở nước ngoài khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ.

khách hàng VIP, người Việt, người Nhật, xếp hàng, văn hóa, trộm cắp, mất đồ, Nhật Bản, cảnh báo, khách hàng

Một biển cảnh báo ăn trộm tại siêu thị Nhật có ghi tiếng Việt

Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.

khách hàng VIP, người Việt, người Nhật, xếp hàng, văn hóa, trộm cắp, mất đồ, Nhật Bản, cảnh báo, khách hàng

Gian hàng không cần người bán ở Nhật (ảnh FB Nhật Bản Tôi Yêu)

Một thực trạng phổ biến khác là việc bóc bao bì để “ăn thử” và dùng thử đồ trong siêu thị. Tình trạng vỏ trái cây vương vãi tại quầy rau củ quả hay bánh bị bóc dùng thử và vứt lại tại quầy không hề hiếm và tồn tại ở hầu hết mọi siêu thị. Có thể nó xuất phát từ văn hoá dùng thử khi chào mời khách ở chợ truyền thống nên nhiều người coi đó là bình thường khi mua sắm tại các trung tâm, siêu thị hiện đại.

Ngoài ra, không ít “thượng đế” Việt còn có những thói quen xấu khác khi đi mua sắm, như bới tung hàng hóa, không chịu xếp hàng khi thanh toán hoặc nói cười to tiếng tại siêu thị.

khách hàng VIP, người Việt, người Nhật, xếp hàng, văn hóa, trộm cắp, mất đồ, Nhật Bản, cảnh báo, khách hàng

Hình ảnh chen lấn, không chịu xếp hàng khi đi mua sắm tại các siêu thị là không hiếm tại các siêu thị và trung tâm thương mại

Chị Mỹ Dung, nhân viên văn phòng tại quận 1, TP HCM kể trên VTC News: “Có lần tôi đi siêu thị cuối tuần, rất đông khách và ai cũng phải xếp hàng chờ đến lượt thanh toán. Tuy nhiên có một nhóm cử 1 người ra đứng giành chỗ sau đó họ thoải mái đi lựa hàng và sau đó 4 người xách 4 giỏ hàng nặng trĩu chen vào vị trí họ giữ chỗ. Khi có người nhắc mấy chị này không những không xin lỗi mà còn quay lại to tiếng khiến ai cũng lắc đầu".

Cũng không khó bắt gặp bóng dáng những khách hàng diện đồ ngủ đi siêu thị hay khạc nhổ tại nơi được xem là văn minh hiện đại.

Theo VietNamNet


thói xấu của người Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.