Chuyển tiền nhầm tài khoản: Có thể phong tỏa tài khoản lấy lại tiền cho khách

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất đã bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán trong các trường hợp như tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khách hàng chuyển tiền có nhầm lẫn sai sót về số hiệu tài khoản, số tiền... nhằm giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Đây là một trong những quy định mới được Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101).

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay gian lận trong lĩnh vực thanh toán, trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn.

Bên cạnh đó, một số quy định hiện hành về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán, giám sát hoạt động trung gian thanh toán... tại Nghị định 101 cần tiếp tục được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Chuyển tiền nhầm tài khoản: Có thể phong tỏa tài khoản lấy lại tiền cho khách-1

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung nhiều quy định nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Do vậy, cần tiếp tục cập nhật, bổ sung kịp thời các hành vi vi phạm, chế tài xử lý vi phạm cũng như các quy định hiện hành liên quan để ngăn chặn, phòng ngừa và thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán được an toàn hiệu quả hơn.

Do đó, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 101, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm các hành vi bị cấm, bao gồm: cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tài khoản thanh toán của người khác để hoạt động phi pháp, các hành vi liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, hoạt động đại lý thanh toán...

Ngoài ra, về quy định mở và sử dụng tài khoản thanh toán Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản có thể bị phong tỏa trong các trường hợp như tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, cần tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể phong tỏa tài khoản khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Ngoài ra, tài khoản cũng sẽ bị phong tỏa khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Trong các trường hợp này, tài khoản sẽ được chấm dứt phong tỏa khi  có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán không gian lận hoặc vi phạm pháp luật; Khi đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền hoặc tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo An ninh Thủ đô


ngân hangf

ngân hàng nhà nước

chuyển khoản

tài khoản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.