Cú lừa tinh vi của người bán hàng online, "thượng đế" chào thua

Nhắn nhủ khách hàng "check barcode" để lấy niềm tin, nhưng thực chất sản phẩm thì vẫn đơn giản là "fake"... những ai hay mua hàng online nên cẩn trọng.

Nhắn nhủ khách hàng "check barcode" để lấy niềm tin, nhưng thực chất sản phẩm thì vẫn đơn giản là "fake"... những ai hay mua hàng online nên cẩn trọng.

Thời gian gần đây, nhu cầu mua sắm qua mạng của người dân Việt Nam ngày một tăng lên. Kéo theo đó là không ít những câu chuyện liên quan đến lừa đảo hay nhẹ nhàng hơn là hàng về không được như trên ảnh...

Mới đây, câu chuyện mua hàng online của người dùng V.A.K cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo như chia sẻ của V.A.K, cô đã đặt hàng tại một shop chuyên hàng xách tay mỹ phẩm một lọ kem với trị giá 350.000 đồng. Và đến khi nhận hàng, câu chuyện bắt đầu.

"Ngay khi hàng được chuyển tới, tôi có bảo với bạn shipper rằng cứ cầm tiền và đợi mình một chút để kiểm tra lại sản phẩm. Nhưng chẳng rõ là vô tình hay hữu ý, người chuyển hàng lại lên xe phóng đi mất.

Chuyện này khiến cho tôi cảm thấy khá hoài nghi và muốn kiểm tra kỹ lại sản phẩm và nhận ra rằng đây không phải là hàng thật" - V.A.K chia sẻ

bán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shop

Theo như lời khuyên từ người bán, khách hàng có thể tải phần mềm icheck để kiểm tra barcode được in trên bao bì sản phẩm, xem có đúng là hàng thật hay không.

Tất nhiên khi kiểm tra bằng cách này, khách hàng có thể yên tâm rằng thứ mình đang cầm trên tay là chuẩn.

Nhưng để phòng tránh những sản phẩm làm nhái, làm giả trên thị trường, hãng kem C. của Hàn Quốc đã gắn thêm "hidden tag" trên sản phẩm để khách hàng có thể kiểm tra rõ nguồn gốc xuất hàng. Và bây giờ mọi chuyện mới vỡ lẽ.

bán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shop
Khách hàng nhận ra rằng đây không phải là sản phẩm chuẩn

bán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shop

Khi mang so sánh hai sản phẩm thật-giả, quả thực bằng mắt thường rất khó có thể phân định vì chúng quá giống nhau. Điểm khác biệt chỉ có một và cái này muốn kiểm tra được thì người mua hàng cũng phải có smartphone và biết về sự tồn tại của ứng dụng.

bán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shop
Sự khác biệt chỉ nằm trong phần hiddentag (được khoanh đỏ) và không phải ai cũng có thể nhận ra
bán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shopbán hàng online, lừa đảo tinh vi, khách hàng chào thua, mạng xã hội, chủ shop

Sau khi nhận được những dòng tin nhắn phản hồi từ phía khách hàng V.A.K thì phía cửa hàng không có bất kỳ phản hồi nào. Bên cạnh đó, V.A.K cũng thông báo rằng, hiện tại phía cửa hàng đã chặn facebook của cô để tránh bị làm phiền.

V.A.K cũng chia sẻ thêm rằng, gói hàng được bọc rất kỹ và phải khá vất vả mới có thể lấy ra. Và khi kiểm tra thấy sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, cô đã không dám mở nắp để sử dụng. Vậy có thể hiểu rằng, V.A.K đã mất trắng số tiền mua hàng.

Qua đây có thể thấy rằng, việc check barcode trên sản phẩm tưởng như đã an tâm nhưng vẫn chưa hề đủ. Và với cách này, chắc hẳn đã không ít người mua hàng đã bị "mắc lừa"...

Theo Thế giới trẻ


mua hàng online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.