Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?

Trên chặng đường lịch sử của Coca-Cola và 7-Up đã có những cú "bẻ lái" cực gắt

Trên chặng đường lịch sử của Coca-Cola và 7-Up đã có những cú "bẻ lái" cực gắt, biến chúng trở thành thương hiệu nước giải khát chẳng liên quan mấy với mục đích ban đầu.

Người ta vẫn khích lệ nhau "Cứ làm đi, không thành công cũng thành nhân". Điều đó đúng với các "ông tổ" của Coca-Cola và 7-Up.

Năm 1888 khi người tạo ra Cola qua đời, nó vẫn là thuốc trị nhức đầu. Năm 1940 khi nhà sáng chế 7-Up tạ thế, món nước này vẫn có tác dụng an thần.

Tuy vậy, di sản mà hai ông để lại đã được kế thừa, phát triển theo cấp số nhân để trở thành những tượng đài trong ngành công nghiệp nước giải khát. Và dưới chân các tượng đài ấy, có những "huyền sử", bí mật không nhiều người biết đến.

Thuốc trị nhức đầu Coca-Cola?

Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?-1

"Thức uống lý tưởng cho não", dòng chữ trên 1 poster quảng cáo của Coca từ thế kỉ 20

Coca-Cola sở hữu một trong những hồ sơ lịch sử dày dặn và phức tạp bậc nhất trong số các thương hiệu lớn trên thế giới, vì thế dù đã từng nghe qua, nhiều người vẫn không nhớ rằng: Mục đích ban đầu của Coca-Cola là thuốc trị nhức đầu, đem lại cảm giác sảng khoái!

"Ông tổ" của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton, sinh năm 1831 ở bang Georgia, Mỹ. Năm 1865, nghe kể do bị thương trong một trận chiến, dược sĩ Pemberton muốn tạo ra loại thuốc mới giúp giảm đau, bớt nhức đầu và gây sảng khoái được thì càng tốt. Ông mày mò, thử nghiệm, cuối cùng một năm sau (1866) pha chế ra loại siro màu đen như cà phê. Thứ này trộn với nước lạnh sẽ có những tác dụng như ý muốn ban đầu.

Biết rằng, thức uống mới chủ yếu chiết xuất từ quả và lá của Kola - một loại cây chỉ có ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Và nó chứa một lượng đáng kể cocaine lẫn caffeine!

Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?-2

Cây Kola, thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ

Bạn hiểu rồi chứ? Những thành phần "khét tiếng" kể trên có thể giúp đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi, khiến tâm trạng thăng hoa.

Pemberton cũng thay chữ K trong tên của cây Kola thành chữ C - Cola cho dễ nhìn, dễ nhớ hơn.

Sau đó, vị dược sĩ kiêm nhà sáng chế rao bán Cola khắp nơi, đặc biệt tại các quán bar ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Tuy vậy, ai cũng chê bôi sản phẩm của ông, rằng thức uống gì mà vừa đen lại vừa đắng...

Chưa kịp buồn thì bước ngoặt mới lại đến! Một anh chàng ở quán bar nọ lỡ pha nhầm Cola với soda thay vì nước lạnh bình thường.

Thật bất ngờ, món nước "nhầm nhọt" đó khá vui miệng, giúp cả quán bar lẫn dược sĩ Pemberton bán được nhiều sản phẩm hơn.

Nhưng nói là nhiều hơn chứ mỗi năm Cola cũng bán được có 95 lít. Dược sĩ Pemberton cũng mất vào năm 1888 - hai năm sau khi Cola ra đời, chưa bao giờ tưởng tượng về một đế chế nước giải khát Coca-Cola như hiện nay (năm 2018 là tròn 130 năm ông mất).

Thế nhưng, xét trên khía cạnh kinh doanh, việc Cola rơi vào tay chủ mới lại là một bước chuyển cực tốt.

Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?-3

Pemberton (trái) và Candler

Asa Candler cũng là một chủ tiệm thuốc ở thành phố Atlanta, bang Georgia và là ông chủ thứ hai kế thừa Cola. Nhưng nếu như Pemberton là một dược sĩ kiêm nhà sáng chế, thì Candler là một dược sĩ kiêm trùm tư bản.

Để quảng bá sản phẩm, Candler phát phiếu đồ uống miễn phí cho mọi người. Sau khi dùng thử, nhiều khách hàng đã quay lại và sẵn sàng bỏ ra 5 xu cho mỗi ly Cola. Dưới thời Candler, nước uống Cola từng bước trở thành thương hiệu quốc gia, cho đến khi lại sang tay chủ mới vào năm 1899.

Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?-4

Những chai Coca cũ ghi rõ có chứa caffeine và được chiết xuất từ hạt cây Kola (Ảnh: ebay, Twitter)

Đến tận năm 1903, cocaine mới chính thức bị loại khỏi thành phần của Cola. Dần dần, nguồn gốc thuốc trị bệnh của nó chìm vào quên lãng, biến thành thức uống giải khát quen thuộc trên toàn thế giới.

Phần đời tiếp theo của Coca-Cola (sau 2 người chủ đầu tiên) lại là một chuỗi sự kiện đầy thú vị khác, hẹn một dịp nào đó chúng ta sẽ bàn tiếp nhé! Còn bây giờ hãy đến đến với "sự tích" thuốc an thần 7-Up, hiện nay thuộc sở hữu của tập đoàn Dr Pepper Snapple Group (Mỹ) và PepsiCo ở bên ngoài nước Mỹ, tức đối thủ truyền kiếp của Coca-Cola.

Thuốc an thần 7-UP?

Cú rẽ bất ngờ: Coca và 7-Up từ thuốc đau đầu, thuốc an thần trở thành 2 thương hiệu giải khát đình đám như thế nào?-5

7-Up từng được quảng bá là giúp chữa say rượu: "7-Up sẽ luôn ở cạnh bên bạn"!

Cùng với Coca-Cola thì 7-Up (bạn gọi nó là "bảy up" hay "seven up" nhỉ?) là 1 trong những món nước ngọt lớn lên cùng tuổi thơ của chúng ta. Nhưng bạn đã bao giờ biết rằng thành phần ban đầu của 7-Up có tác dụng an thần?

7-Up được sáng chế bởi Charles Leiper Grigg và ra đời sau Coca tận 63 năm. Ông Grigg đã thành lập tập đoàn Howdy vào năm 1920 nhưng mãi đến tháng 10/1929 mới cho ra đời 7-Up phiên bản đầu tiên.

Thời điểm chào đời của món nước ấy thật không thể thích hợp hơn: 2 tuần trước cuộc khủng hoảng lịch sử ở phố Wall năm 1929!

Ban đầu, 7-Up có chứa lithium citrate - một thành phần thường có trong thuốc an thần. Chất này rất phổ biến vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và vẫn được dùng đến tận ngày nay đối với một số chứng tâm lí như rối loạn lưỡng cực.

Không rõ lithium citrate vô tình hay hữu ý được cho vào thành phần của 7-Up "đời đầu", nhưng trang Gizmodo đặt giả thiết rằng vào ngày xưa ấy, các hãng thức uống vẫn luôn có thêm một số thành phần thuốc để quảng bá tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị bệnh của chúng.

Nhãn hiệu những năm 1930 của 7-Up (trái) nhấn mạnh thành phần Lithium, trong khi đó poster năm 1995 nhấn mạnh sản phẩm tự nhiên và an toàn với cả trẻ em. Thực ra từ năm 1948, 7-Up đã có hướng đi mới

Giả thiết này không phải là không có cơ sở khi 7-Up cũng được cấp giấy phép "biệt dược" vào cuối thế kỉ 19, đầu 20. (Biệt dược - patent medicine - là các loại thuốc được sản xuất với tên thương mại. Biệt dược còn được gọi là thuốc đặc chế). Suốt một thời gian dài, bộ phận marketing đã quảng bá 7-Up như một liệu pháp "đánh bay cơn say của bạn".

Nhưng dù thế nào thì thành phần lithium citrate cũng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi 7-Up vào năm 1948, trong nỗ lực của nhãn hàng muốn cung cấp sản phẩm "100% tự nhiên" cho người tiêu dùng.

Nguồn gốc tên 7-Up vẫn là một bí ẩn

Năm 1929, tên khai sinh của thức uống này là "Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda". Sau đó đổi thành "7 Up Lithiated Lemon Soda" và rút gọn lần nữa vào năm 1936, chính thức đổi thành "7-Up".

Đến giờ lí do của cái tên đó vẫn không ai rõ. "Up" có lẽ chỉ cảm xúc dâng trào sảng khoái. Riêng số 7 lại là chủ đề gây tranh cãi bất tận: Đó có thể là 7 thành phần tạo nên sản phẩm; hay là nguyên tử khối của chất lithium (7) có trong những sản phẩm đời đầu; hoặc do chai 7-Up có trọng lượng 7 ounce thay vì 6 ounce như nhiều thiết kế chai nước ngọt khác.

Theo Helino


7up

thuốc đâu đầu

Coca Cola


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.