Giá vàng tăng nóng, các cửa hàng vàng bất ngờ... 'vắng hoe'

Không hề tấp nấp, thậm chí là vắng hoe là hình ảnh bất ngờ tại các cửa hàng vàng lớn trên địa bàn Hà Nội vào trưa nay 8.8

Không hề tấp nấp, thậm chí là vắng hoe là hình ảnh bất ngờ tại các cửa hàng vàng lớn trên địa bàn Hà Nội vào trưa nay 8.8, bất chấp giá vàng lần đầu tiên vượt ngưỡng 42 triệu đồng/lượng sau 6 năm.

Giá vàng tăng nóng, các cửa hàng vàng bất ngờ... vắng hoe-1

Cho đến thời điểm trưa nay, giá vàng SJC cũng như nhiều thương hiệu vàng khác tiếp tục tăng giá mạnh và lần lượt bỏ xa mốc 42 triệu đồng/lượng.

Giá vàng bán lẻ tại thị trường Hà Nội được Doji công bố ở mức 41,65 - 42,2 triệu đồng/lượng; giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo tín Minh Châu tiếp tục leo lên mức mới 41,63 - 42,13 trong khi giá vàng SJC cũng tăng lên 41,75 - 42,15 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với giá chốt phiên ngày hôm qua, giá vàng trong ngày 8.8 có mức tăng phổ biến 250 - 300 nghìn đồng/lượng và theo đó đưa giá vàng lên mức cao nhất tính từ đầu năm 2013 đến nay.

Điều bất ngờ theo tìm hiểu của PV, trong suốt buổi sáng và thậm chí đến thời điểm trưa nay, chuỗi các cửa hàng kinh doanh vàng của hàng loạt thương hiệu nổi tiếng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) lại rất vắng khách đến giao dịch.

Quan sát bên trong các cửa hàng của Bảo tín Minh Châu, Phú Quý, PNJ, Doji hay các cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ hơn như Thịnh Quang hay Bảo tín Thanh Vân đều rất vắng khách đến mua bán giao dịch mà chủ yếu là nhân viên bán hàng, bảo vệ.

Chia sẻ với PV, anh Trần Minh Quân ở phố Thợ Nhuộm (Hà Nội) cho biết, do cần tiền sửa nhà nên anh quyết định mang bán 5 lượng vàng mua tích trữ trong năm 2018, dù vẫn kỳ vọng giá vàng còn tăng trong các ngày tới.

"Tôi mua vàng làm mấy đợt nên không nhớ giá chính xác, loanh quanh lúc mua 36-37 triệu đồng/lượng. Tính ra tôi vẫn lãi trên 26 triệu đồng, như thế cũng là đủ rồi" - anh Quân cho biết.

Cũng như anh Quân, đại diện Bảo tín Minh Châu xác nhận trong sáng và trưa nay, phần lớn khách đến giao dịch tại các cửa hàng của doanh nghiệp này là bán vàng, chỉ có một lượng nhỏ đến mua vào.

Một diễn biến dễ nhận thấy là dù giá vàng tăng mạnh, mức tăng lớn nhất chỉ được các doanh nghiệp áp dụng với giá bán ra. Điều chỉnh này khiến chênh lệch giữa giá mua và giá bán bị kéo rộng từ mức phổ biến 300 nghìn đồng trước đây lên 500 - 550 nghìn đồng mỗi lượng.

Đây là phương thức điều chỉnh giá thường được các doanh nghiệp vàng áp dụng nhằm phòng tránh rủi ro khi giá vàng trên thị trường liên tục biến động. Song nếu mua vàng khi chênh lệch giá mua bán cao, cơ hội có lãi với người mua vàng "lướt sóng" ngắn hạn là rất thấp.

Theo Lao động


giá vang trong nước

giá vàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.