- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng Trung Quốc 'rất tệ', sao người Việt lại mua?
Hàng Trung Quốc bị đánh giá "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung, thế nhưng vẫn được nhiều người dùng. Vì sao?
Hàng Trung Quốc bị đánh giá "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung, thế nhưng vẫn được nhiều người dùng. Vì sao?
Trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí. Đó là sự độc đáo, hàng thật, mức độ công bằng trong sản xuất, chất lượng cao, độ bền, độ bảo mật và khả năng chứng tỏ địa vị.
![]() |
Cũng theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%.
Cũng theo báo cáo trên, các nước trên thế giới đánh giá hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn hàng Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc, hàng “made in China” vẫn được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng hơn.
Trong khi tại Việt Nam hàng Việt Nam chỉ xếp 45/52 về mức độ uy tín, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng và tin tưởng hàng Nhật nhất.
Liên quan đến các chỉ số xếp hạng trên, ông Hoàng Trọng chuyên gia cố vấn chuyên môn Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nói: " Các sản phẩm hàng “made in Viet Nam” da giày, quần áo của các công ty đa quốc gia được sản xuất tại Việt Nam… thì được người tiêu dùng thế giới đánh giá cao vì công nhân Việt tay nhỏ khéo tay hơn công nhân Trung Quốc, phù hợp với kết quả trên".
![]() |
Doanh nghiệp Nhật tìm cách đưa các mặt hàng thủy hải sản Nhật vào Việt Nam |
Còn việc hàng “made in China” được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng hơn điều này cũng không có gì lạ vì khoảng cách hàng sản xuất nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc có thể không nhiều như đối với hàng sản xuất tại Việt Nam. Trong khi hàng Việt Nam sản xuất trong nước và xuất khẩu thì tiêu chuẩn khác nhau, khoảng cách xa hơn thậm chí có hiện tượng nhà sản xuất không coi trọng người tiêu dùng.
Chẳng hạn chúng ta xuất khẩu cá ba sa sang nước ngoài chất lượng tốt nhưng trong nước một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh khi cùng sản phẩm cá đông lạnh, giá như nhau nhưng của doanh nghiệp này tỷ trọng nặng hơn, do tỉ lệ mạ băng nhiều, nhưng khi người tiêu dùng chế biến như chiên xào sẽ phát hiện ra ngay.
Mặt khác, do nhiều người tiêu dùng Việt do thu nhập chưa cao vừa muốn chất lượng tốt, muốn giá rẻ nên có nhà sản xuất phải hạ tiêu chuẩn chất lượng xuống để đáp ứng, trong khi những người có thu nhập cao muốn mua sản phẩm chất lượng cao thì không chấp nhận do đó không thích dùng hàng “made in Viet Nam”.
Điều này có lỗi của nhà sản xuất, nhưng người tiêu dùng phân hóa cũng tạo áp lực lên doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự linh hoạt, nếu chỉ chạy theo chiến lược giá rẻ thì cuối cùng sẽ thất bại.
Theo ông Trọng, nhiều nhà sản xuất Việt lâu nay không biết cách làm thương hiệu bài bản, không có chiến lược rõ ràng, không xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu, không có kênh tiếp cận rõ ràng. Sản phẩm chưa được đầu tư chất lượng cảm nhận,thương hiệu, truyền thông cho tương xứng với chất lượng vật lý.Do đó các doanh nghiệp cần đầu tư cho chất lượng cảm nhận song song với đầu tư thêm cho chất lượng của sản phẩm…
Nhìn nhận ở góc cạnh khác, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia, cho rằng thương hiệu quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Khi nhìn “Made-in-”, người tiêu dùng ngay lập tức có một niềm tin nào đó vào sản phẩm và thương hiệu.
"Do đó, để thương hiệu quốc gia này mạnh lên, doanh nghiệp tại quốc gia đó cần hợp tác cam kết theo một số chuẩn chất lượng để tạo nên sức mạnh chung cho nguồn gốc thương hiệu của mình", bà Vân nói.
Tuy nhiên, trước nhiều ý kiến thắc mắc: Vì sao các nước trên thế giới đánh giá hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn hàng Trung Quốc, nhưng tại Việt Nam hàng Việt Nam chỉ xếp 45/52 về mức độ uy tín, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng ngoại kể cả hàng Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này một số chuyên gia ho rằng một phần do tâm lý còn chuộng hàng ngoại của người Việt, tức nhiều người vẫn nghĩ cứ hàng ngoại là tốt.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.
- Thị trường09/08/2020Giá vàng gặp áp lực chốt lời mạnh sau khi liên tiếp tăng phi mã gần đây và liên tiếp thiết lập các mốc cao kỷ lục mới.