Hết gói 30.000 tỷ, người thu nhập thấp mua nhà vay tiền thế nào?

Với nhà ở xã hội, dù đã cơ chế và chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng đến nay nhiều người mua nhà vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn.

Năm 2016, người thu nhập thấp chính thức chia tay gói 30.000 tỷ. Với nhà ở xã hội, dù đã cơ chế và chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng đến nay nhiều người mua nhà vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn.
 
Hết gói 30.000 tỷ, người thu nhập thấp mua nhà vay tiền thế nào?
Nỗi lo về vốn là bài toán khó với người thu nhập thấp.

Đầu năm 2017 sẽ có quyết định vốn cho nhà ở xã hội

Nhu cầu về nhà ở của các gia đình, đặc biệt là với những người thu nhập thấp, người nghèo không đủ điều kiện tài chính để mua nhà rất lớn. Trên thực tế, trong 5 năm qua, mới chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu đối với các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, công nhân lao động ở các khu công nghiệp so với kế hoạch đặt ra. Đặc biệt khi gói 30.000 tỷ chính thức khép lại năm 2016, nỗi lo về vốn lại là bài toán khó với người thu nhập thấp.

Trao đổi về vấn đề này tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của Ngành Xây dựng mới đây, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay một số dự án đã triển khai nhưng chưa vay được vốn. Đây là khó khăn này thì cả doanh nghiệp và khách hàng. Như dự án ở Hoài Đức với hàng nghìn căn hộ nhưng dân không vay được vốn.

Thực tế, sau khi Luật nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2015, ngay sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 100 liên quan đến việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Liên tiếp sau đó là Quyết định 1013/QĐ-TTg ngày 6/6/2016 của Thủ tướng chính phủ về lãi suất ưu đãi nhà ở tại Ngân hàng Chính sách ở mức 4,8%/năm. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Về vấn đề này, ông Ninh cho biết, thời điểm này, về cơ chế và chính sách đã quy định nhà nước hỗ trợ ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại do nhà nước chỉ định. Về nguyên tắc, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã nhận nhiệm vụ này và có quy định cụ thể. Các ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định cụ thể. Lãi suất cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, nguồn vốn hiện nay phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, bởi lẽ đầu tư từ ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, phải nằm trong danh mục, chương trình, dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới được vay nguồn vốn này.

Theo ông Ninh, nguồn vốn hiện nay phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, bởi lẽ, đầu tư từ ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, phải nằm trong danh mục, chương trình, dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới được vay nguồn vốn này. Vừa qua, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch tổng thể về vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng đối với từng lĩnh vực, địa bàn, chương trình, dự án cụ thể, thì phải đợi đầu năm 2017 mới có quyết định chính thức.

Nhà bình dân có bùng nổ trong 2017?

Ghi nhận trên thị trường từ cuối năm 2016, không ít đại gia bất động sản vốn quen làm nhà cao cấp cũng “tìm đường sống” khác từ phân khúc nhà bình dân .

Tại TP Hồ Chí Minh CBRE cho rằng: Thị trường năm 2017 được dự báo sẽ tập trung hơn vào thị phần bình dân và trung cấp, với gần 40% tổng số căn mới chào bán thuộc phân khúc bình dân. Chủ đầu tư trong nước và các công ty liên doanh đang rất tích cực trong việc điều chỉnh dự án của mình sao cho phù hợp với xu hướng thị trường.

Tại Hà Nội, ngay từ cuối năm 2016, thị trường đã ghi nhận nhà giá rẻ có giá chỉ 9,5 triệu đồng/m2 hứa hẹn cuộc đua về giá tại phân khúc này trong năm mới.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng, đây là điều tốt cho thị trường bất động sản Việt Nam. “Khi nguồn cung tăng lên, sự cạnh tranh sẽ dẫn đến giá thành rẻ, có lợi cho người tiêu dùng”, ông Châu đánh giá.

Cùng với những kế hoạch tỷ USD được các chủ đầu tư đưa ra, người mua nhà kỳ vọng sẽ có những hỗ trợ về vốn cho người mua nhà. Khảo sát trên thị trường, tại không ít dự án có giá trung bình 15-18 triệu đồng/m2 đã đưa ra mức hỗ trợ hấp dẫn lãi suất ưu đãi 3-5%. Tuy nhiên, mức lãi suất này thường chỉ được áp dụng trong 1-2 năm. Điều này khiến khách hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Anh Chiến (Nam Từ Liêm – Hà Nội) một khách hàng đang tìm mua nhà cho biết, với căn hộ trên dưới 1 tỷ gia đình mới chỉ lo được 30-40% nên rất cần nguồn vay vốn hỗ trợ. Có dự án ngân hàng thương mại ưu đãi cho người mua hưởng lãi suất thấp năm đầu nhưng năm thứ 2 trở đi phải chịu lãi suất thương mại. Chúng tôi tính toán mãi không đủ khả năng trả nợ nếu phải chịu lãi suất thương mại có muốn cũng không cố được. “Với những người thu nhập thấp, trung bình khi mua nhà chúng tôi chỉ mong sẽ có gói hỗ trợ về vốn ổn định, lâu dài” – Anh Chiến bày tỏ.

Theo VietNamNet


nhà ở xã hội

gói 30.000 tỷ

nhà thu nhập thấp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.